| Hotline: 0983.970.780

“Cùng em tới lớp” lần đầu đến với Bắc Giang

Thứ Bảy 14/11/2015 , 10:06 (GMT+7)

Đây là chương trình phối hợp giữa Báo NNVN và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn VinGroup) mang tên “Cùng em tới lớp”.

Ngày 13/11, ông Nguyễn Mạnh Thường, Tổng Biên tập Báo NNVN cùng lãnh đạo các huyện Sơn Động, Lục Nam (Bắc Giang) đã trao 100 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi của 2 huyện này.

Đây là chương trình phối hợp giữa Báo NNVN và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn VinGroup) mang tên “Cùng em tới lớp”.


Tổng Biên tập Báo NNVN Nguyễn Mạnh Thường trao xe đạp cho các cháu học sinh tại Lục Nam

Chương trình “Cùng em tới lớp” là hoạt động an sinh xã hội thường niên của Báo NNVN và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn VinGroup). Năm nay, ngoài việc trao tặng xa đạp tại 2 huyện Sơn Động và Lục Nam của tỉnh Bắc Giang (mỗi huyện 50 chiếc trị giá 1,5 triêu đồng/chiếc), Báo NNVN còn tổ chức trao xe đạp tại các tỉnh Sóc Trăng, Khánh Hòa, Điện Biên, Tuyên Quang.

Ngay từ sáng sớm 13/11, dù trời mưa tầm tã, song anh Hoàng Phúc Báo, phụ huynh em Hoàng Thị Viện, Trường THCS xã Tuấn Mậu (Sơn Động) đã có mặt tại hội trường Phòng GD-ĐT huyện để nhận xe cho con gái. Anh Báo nói rằng, gia đình anh rất vui vì cháu Viện được tặng chiếc xe đạp thật đẹp, và nó sẽ giúp đỡ em rất nhiều trong việc đi lại, học tập.

Từ xã Tuấn Mậu đến trung tâm thị trấn An Châu, huyện Sơn Động rất xa, khoảng 40km đường rừng. Giao thông khó khăn, nhưng còn khó hơn vạn lần mỗi khi trời mưa, bởi đường xá trở lên lầy lội, trơn trượt. Bởi thế, do điều kiện thời tiết, anh Báo phải đi nhận xe thay con gái, dù biết rằng, nếu được trực tiếp nhận xe, cháu Viện sẽ vui hơn rất nhiều. Hành trang anh Báo mang theo chỉ có quyển sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận là phụ huynh học sinh, có chữ ký của nhà trường.

Ông Thân Văn Đạc, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Sơn Động phấn khởi: “Ngay sau khi nhận được công văn của báo NNVN về việc trao tặng xe đạp cho các cháu học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, Phòng GD-ĐT đã tập trung triển khai xuống từng đơn vị trường học, xác minh từng trường hợp cụ thể của học sinh để lên danh sách, sao cho mỗi học sinh được nhận xe đạp phải xứng đáng với những tiêu chí đặt ra của chương trình. Hơn nữa, việc học sinh được nhận xe đạp ngoài việc khuyến khích, động viên các cháu tiếp tục vươn lên học tập tốt hơn, mà còn thúc đẩy các cháu khác thi đua học tốt”.

Theo ông Đạc, hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Động còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề đến trường vì địa hình nhiều đồi núi. Những chiếc xe đạp là món quà vô cùng thiết thực đối với các em và là động lực để những em khác phấn đấu noi theo. Hy vọng, Quỹ Thiện tâm và Báo NNVN sẽ có thêm những chương trình, cầu nối để những tấm lòng đến với học sinh nghèo nhiều hơn nữa.

 

Cùng quan điểm trên, ông Vũ Thanh Hải, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Lục Nam, cho rằng, mỗi chiếc xe đạp là một phần quà lớn, cả về vật chất và tinh thần, giúp các cháu học sinh THCS trong huyện Lục Nam nói riêng, những địa phương được Báo NNVN chọn để trao tặng nói chung, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tốt, phấn đấu là công dân có đóng góp cho xã hội trong tương lai.

Tại những địa điểm trao xa đạp, Tổng Biên tập Báo NNVN cho rằng, những chiếc xe đạp là món quà giá trị không lớn, nhưng đây là sự nỗ lực vì an sinh xã hội của báo NNVN và Quỹ Thiện tâm. “Chúng tôi đã thực hiện chương trình này từ nhiều năm. Và ở đâu cũng vậy, niềm vui được nhân đôi khi mỗi chiếc xe, mỗi phần quà đều khiến các cháu phấn khởi đón nhận. Ngoài ra, cũng không thể không nói đến thành công của chương trình khi được sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp, ngành ở địa phương”, ông Nguyễn Mạnh Thường chia sẻ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm