| Hotline: 0983.970.780

Cùng kiểm ngư tuần tra biển, tận mắt chứng kiến những mẻ lưới buồn thiu!

Thứ Sáu 26/08/2016 , 14:30 (GMT+7)

Khi chiếc cần cẩu kéo phần đụt của vàng lưới treo lên thành tàu cũng là lúc nhiều tiếng nói của thuyền viên cùng bật ra "gặp sứa, gặp sứa rồi".

Nghe vậy, ông Lê Đức Tuấn giải thích: "Gặp sứa là đen nhất của ngư dân khi đánh cá...

Thiếu ao phao, không chứng chỉ thuyền viên... Một ngày cùng kiểm ngư tuần tra trên biển mới thấy ngư dân mình liều thật!

 

Động đâu vi phạm đấy

Suốt một ngày trên vùng biển Quảng Bình, tàu Kiểm ngư Việt Nam cùng lực lượng của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã phối hợp kiểm tra nhiều tàu cá đang hoạt động trên biển. Hầu như tàu cá nào cũng có vi phạm.

Từ sáng sớm, chúng tôi lên tàu của đoàn kiểm tra thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình (gọi tắt là Chi cục) và xuất phát từ cảng Hòn La (huyện Quảng Trạch). Ông Lê Đức Tuấn, cán bộ Chi cục làm trưởng đoàn công tác, giới thiệu: "Con tàu này được trang bị từ đầu năm 2009, do được sử dụng và bảo quản đúng cách nên còn tốt. Tuy nhiên, do tàu chỉ có 400 sức ngựa nên khá hạn chế trong việc tuần tra, kiểm soát".

Con tàu Kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN 310 xuất phát trước, tàu vỏ sắt của Chi cục chạy sau chừng 500m. Đội hình như vậy để khi phát hiện tàu vi phạm cố tình bỏ chạy thì tàu KN 310 có nhiệm vụ tăng tốc chặn đầu và tàu Chi cục khóa đuôi.

Trời nắng nhẹ, sóng biển không lớn nhưng cũng làm mấy anh em chúng tôi chao đảo và nôn nao. Khi cách Hòn La khoảng 25 hải lý thì phát hiện một cặp tàu của ngư dân Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 9226...TS đang sử dụng lưới giã cào (một hình thức khai thác biển bị cấm ở gần bờ). Ngay lập tức, tàu Chi cục phát tín hiệu kiểm tra và áp sát mạn tàu cá. Tàu cá này có công suất 400CV do ngư dân Nguyễn Nhật (trú TP Quảng Ngãi) điều hành. Tàu này ra biển nhưng không có chủ tàu và cũng không có thuyền trưởng.

Khi bị đoàn kiểm tra hỏi giấy tờ thì ông Tuấn bối rối cho biết: "Tôi được chủ tàu thuê đi biển, có bằng máy trưởng nhưng bị thất lạc đâu chưa rõ".

Trên hai tàu cá này có hơn 20 thuyền viên nhưng nhìn mãi tôi mới thấy có được hai áo phao màu đỏ đã phai nhạt được buộc chặt ở góc ca bin tàu.

12-49-56_nnvn-3-pb-bo-nnvn
Tác giả (phải) tác nghiệp trên tàu

 

Thay mặt đoàn công tác, anh Lê Văn Thảo, thuyền phó tàu Chi cục giải thích những vi phạm về tuyến đánh bắt, các loại giấy tờ chứng chỉ cho các thuyền viên hiểu rõ. Sau đó, đoàn công tác đã yêu cầu hai tàu thu lưới đi ra khỏi tuyến đánh bắt theo quy định.

Xử lý xong việc, hai tàu của đoàn kiểm tra tiếp tục hành trình. Vùng biển rộng lớn nhưng rất ít tàu đánh bắt. Theo anh Thảo, thời gian này số lượng tàu bè giảm hẳn. Phần vì ảnh hưởng cơn bão số 3, phần nữa do sản lượng đánh bắt không còn được như trước nên ngư dân giảm số lần ra khơi. Tôi lấy ống nhòm quan sát một vòng cũng không thấy có tàu thuyền nào.

Gần trưa, gió đông bắc thổi mạnh. Sóng biển bắt đầu mạnh lên đánh táp vào mạn khiến con tàu chao đảo thêm. Hai động nghiệp bắt đầu kêu say sóng, mặt tái nhợt. Tàu của đoàn công tác đã cách bờ khoảng 40 hải lý.

Ông Lê Đức Tuấn kể chuyện: Tháng trước, chúng tôi cũng phát hiện hai tàu cá của ngư dân Trung Quốc ở tọa độ này. Khi thấy tàu của Chi cục, ngư dân của họ cắt đứt lưới rồi quay tàu chạy. Tàu cá họ công suất bằng tàu mình nên có đuổi theo cũng chẳng kịp. Anh em trên tàu công tác cũng có kinh nghiệm nên rà và kéo được lưới của họ lên rồi đưa vào cảng. Biết đã bị thu lưới nên tàu ngư dân Trung Quốc quay lại, chấp nhận vào cảng để lập biên bản vi phạm và bị xử phạt. Họ cũng tính toán ghê lắm. Thà bị phạt vài chục triệu đồng còn hơn là mất vàng lưới có khi đến hơn trăm triệu đồng.

"Tình trạng thiếu phương tiện an toàn, áo phao cho thuyền viên khi tàu cá hoạt động trên biển là rất phổ biến. Chính vì vậy mà thời gian gần đây, nhiều tàu cá chẳng may gặp tai nạn rủi ro thì thiệt hại về con người rất lớn. Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, kiểm tra nhằm đưa phương tiện an toàn đến tàu cá", ông Lê Đức Tuấn.

Tàu đoàn công tác bẻ hướng ra phía bắc Hòn La và phát hiện cặp tàu mang số hiệu QNg 9823...TS và QNg 9479...TS đều do ông Huỳnh Phúc (62 tuổi, trú tại Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đang đánh cá bằng lưới rê nên phát tín hiệu kiểm tra. Thuyền trưởng Phúc trình đầy đủ giấy tờ nhưng cả hai tàu có trên 20 thuyền viên không hề có chứng chỉ nghề.

Ông Phúc cũng cho hay là chưa nghe nói đến việc lao động trước lúc xuống tàu phải học và được cấp chứng chỉ thuyền viên. Cũng như tàu cá QNg 9226...TS, hai tàu do ông Phúc làm thuyền trưởng đều thiếu phao cứu sinh, áo phao cho thuyền viên trên tàu. Được nhắc nhở, ông Phúc tiếp thu: "Cũng không mấy khi suy nghĩ đến việc phải mua sắm áo phai cho anh em trên tàu. Nay được nhắc nhở rồi thì chuyến sau tôi sẽ cho mua đầy đủ".

Theo ông Võ Khôi Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư khu vực 1 - Trưởng đoàn phối hợp kiểm tra, đây là chuyến công tác của Kiểm ngư Trung ương phối hợp với các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình... thực hiện kiểm tra trên biển. Trong chuyến phối hợp công tác, hàng chục tàu cá của ngư dân các địa phương đã được kiểm tra. Rất nhiều vi phạm của tàu cá đã được đoàn công tác chỉ ra, nhắc nhở và yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng thực hiện đúng quy định.

"Đặc biệt là tất cả tàu cá được kiểm tra đều rất thiếu trang bị an toàn. Gần như tàu cá nào cũng chỉ có một hai phao cứu sinh, áo phao, thậm chí có tàu chẳng có cái nào. Đây là điều rất nguy hiểm và thiếu an toàn cho thuyền viên khi thực hiện đánh bắt trên biển. Qua đây, đề nghị các cơ quan chức năng khi cấp phép cho tàu xuất bến phải kiểm tra kỹ lưỡng công tác đảm nảo an toàn cho người lao động", ông Thành nhấn mạnh.

 

Những mẻ lưới buồn thiu

Khi chúng tôi tiếp cận cặp tàu do ông Huỳnh Phúc làm thuyền trưởng cũng là lúc thuyền viên kéo mẻ lưới trong ngày. Khi chiếc cần cẩu kéo phần đụt của vàng lưới treo lên thành tàu cũng là lúc nhiều tiếng nói của thuyền viên cùng bật ra "gặp sứa, gặp sứa rồi". Nghe vậy, ông Lê Đức Tuấn giải thích: "Gặp sứa là đen nhất của ngư dân khi đánh cá. Vì sứa vào nhiều làm nặng đụt lưới chứ không hề có giá trị gì cả".

12-49-56_nnvn-2-me-luoi
Mẻ lưới kéo lên sứa nhiều, cá ít

 

Đụt được kéo hẳn lên và lượng cá trong đụt được xả ra sàn tàu. Hơn chục thuyền viên cùng làm một việc là nhặt toàn bộ những con sứa trắng ném trả xuống biển. Hàng chục con sứa được thả xuống biển nổi dập dờn bên mạn tàu.

Ông Phúc cho biết: "Mẻ lưới này được thả kéo trong vòng 7 giờ đồng hồ. Nếu trước đây trung bình mỗi mẻ lưới như vậy cũng được gần tấn các loại cá mực, rất ít khi gặp sứa, nay thì sứa rất nhiều, chiếm đến vài tạ. Sản lượng cá mực cũng chỉ còn 2 - 3 tạ thôi". Nhiều thuyền viên cũng cho biết mấy tháng gần đây, sản lượng cá đánh bắt trên vùng biển này giảm đáng kể. Chính vì vậy, lượng thuyền tham gia đánh bắt giảm hẳn. Nhiều chuyến đi biển thời gian khoảng một tuần về cũng chỉ hòa được vốn. Thậm chí hôm gặp sứa nhiều thì còn lỗ nặng.

Gần cuối giờ chiều, hai tàu công tác quay mũi nhằm hướng cảng Hòn La để cập bến cho chúng tôi lên bờ và sau đó hai tàu tiếp tục hành trình thực hiện lịch công tác. Trên đường quay về, chúng tôi cũng không bắt gặp thêm tàu đánh cá nào.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm