| Hotline: 0983.970.780

Cũng là cái số của mình, đơn độc kiếm tiền mà vợ còn nổi loạn!

Thứ Hai 20/11/2017 , 06:41 (GMT+7)

Nhiều ngày như vậy. Cháu mời ba mẹ vợ ở quê lên, nói chuyện. Không ăn thua. Họ đổ tại cháu bia bọt không gương mẫu, vợ nó trả lại bằng nhậu nhẹt, huề.

Cô Dạ Hương kính!

Cháu sống theo công thức chồng đi làm nuôi, vợ ở nhà chăm con, nội trợ. Ban đầu ba mẹ vợ của cháu phản đối dữ lắm, nào là con tao nuôi nên vóc nên hình, bằng trung cấp có rồi, lấy chồng đâm ra mất giá, nhà quê, suốt ngày hầu hạ cơm nước chồng như con ở. Cháu bấm bụng, nghĩ, chờ xem, rồi ông bà sẽ nói lại, con của ông bà sướng nhất!

Làm thằng đàn ông thời nay cực mà còn nhục nữa. Bảo sao người ta đi xe máy hung hăng lên, người ta hay xử bằng bạo lực, người ta hay chửi thề. Là vì phải lặn ngụp, kết nối, xin xỏ, lo lót, đủ thứ. Mà quán bia, bàn nhậu là đầu câu chuyện ai cũng biết cô ơi.

Vợ cháu rất mâu thuẫn. Chồng đưa tiền về, vui ra mặt nhưng hôm nào chồng lỡ ngồi bia lâu thì y rằng là sẽ có cãi lộn, chồng đập một cái ly thì vợ đập hai cái. Cháu cũng thông cảm, vợ không quan hệ xã hội, nói như mẹ vợ là bị “nuôi nhốt” lâu ngày, nó uất ức thua thiệt nên nó quậy. Chả lẽ mỗi lần cãi lộn xong cháu phải hạ mình năn nỉ, dù sao mình đã cày dựng tóc trán ở ngoài đường.

Khi đứa con gái nhỏ vô cấp II bỗng vợ cháu đổi chiêu. Môt tổ năm người mà các bả gọi là “năm chị em trên một chuyến xe tang”, xe tang chứ không phải xe tăng nha cô, họ bắt đầu tổ chức nhậu xoay vòng ở nhà nhau. Có hôm, vợ cháu để thằng anh lớp 10 trông coi đứa em lớp 6 để đi nhậu với bạn gái. Mà hai đứa tuổi đó ở nhà thì cô cũng biết, chúng chơi game chứ học hành gì.

Nhiều ngày như vậy. Cháu mời ba mẹ vợ ở quê lên, nói chuyện. Không ăn thua. Họ đổ tại cháu bia bọt không gương mẫu, vợ nó trả lại bằng nhậu nhẹt, huề. Sao lại có kiểu lý lẽ kỳ cục vậy cô? Đàn ông nhậu đâu có sướng, vì làm ăn không tránh được, đàn bà tránh được sao bày đặt để bung bét một gia đình?

Chúng cháu đang ở bên bờ vực tan rã cô ơi.

Cháu thân mến!

Phải nói thẳng rằng nạn nhậu ở đàn ông VN mình đã rất đáng báo động lâu rồi. Không biết từ bao giờ nữa, chừng như ở vào giai đoạn bản lề giữa chấm dứt bao cấp để mở ra kinh tế đổi mới. Cô nhớ, khi ấy chắc cháu còn nhỏ, khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đàn ông không có việc không có tiền bèn ngồi với nhau nhậu nghèo nhậu suông bia hơi hoặc là rượu đế. Ngồi mãi thì cũng ra kế, ra việc, đi buôn lậu, buôn nhỏ buôn bèo thôi nhưng là cũng bắt đầu một cái thứ “văn hóa”, gọi là văn hóa nhậu vỉa hè.

Một thời được việc và rồi cái trớn nhỏ to mắt trước mắt sau bàn bạc kết nối ấy thành “bài”, như một thứ quan hệ bất thành văn, vỉa hè, quán xá mới xong. Đến khi cháu vào đời, cháu thành ông chủ gia đình, cô nghĩ cái “văn hóa nhậu ấy nó đương nhiên rồi. Làm sao cháu thấy cái việc đương nhiên ấy là phi lý, là tệ, vì cháu đâu có biết ngày xưa, ông cha mình tao nhã, trọng gia đạo, coi thường đồng tiền mờ ám như thế nào. Cô biết, từ ông nội cô, cha của cô nên cô quá ngán cho cái lý “nhậu ra tiền” của đàn ông thời nay. Họ biết họ là nạn nhân, nhưng là nạn nhân của cái gì thì họ không định nghĩa được.

Chúng ta đánh đổ Nho giáo nhưng xã hội không được thay vào một triết lý mới cao cả gì. Đồng tiền thống trị, quan quyền thống trị, kinh tế bao cấp nhường chỗ cho kinh tế tư nhân chật vật, nhá nhem. Các cháu bị kẹt ở cái buổi giao thời như thế đó. Phải hiểu để chừng mực thôi, đừng quá say mê hay tệ hơn, tự hào về việc nhậu ra tiền của thế hệ mình. Cháu phải nghĩ con trai mình lớn lên nó sẽ vào đời bằng tấm gương của mình vậy ư? Không, không thể, chúng nó phải giỏi tiếng Anh, giỏi IT, giỏi kỹ năng mềm để có một công việc tử tế đúng nghĩa, chúng phải thoát cái “kiếp nhậu” này.

Vợ cháu đúng là tay không vừa. Có người chịu đựng được, còn giúp chồng giã rượu, dần cai rượu, kéo chồng về nhà, bằng cách cơm ngon canh ngọt, tự xông ra làm gì đó cho có kinh tế thêm để san sẻ. Vợ cháu có hậu phương là ba mẹ vợ cháu chống cháu ngay từ đầu nên cô ta làm tới. Thôi thì, cũng là cái số của mình, đơn độc kiếm tiền mà vợ còn nổi loạn. Hãy điều chỉnh, hãy sửa mình chứ đừng chỉ kết tội đàn bà. Dỗ dành đi, xem vợ làm cái chiêu đó để cảnh báo chồng, đúng không? Cô tin đàn bà không ham nhâu, chỉ là cái chước cảnh cáo chồng của cái hội “năm chị em” ấy thôi. Đừng vì chuyện bia bọt ngoài đường cả chồng lẫn vợ mà tan nát gia đình, làm khổ hai đứa con.

Nếu không điều chỉnh và thiện chí, coi chừng năm nàng ấy mê nhau và bỏ bê gia đình con cái thật ấy chứ. Rất nên cầu thị cháu ơi. Bỏ nàng này thì sẽ có nàng khác mà họ không khác nhau mấy trong việc giữ chồng, yêu cầu chồng thế nọ thế kia đâu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm