| Hotline: 0983.970.780

Cùng nông dân phát triển bền vững

Thứ Năm 06/03/2014 , 11:02 (GMT+7)

Thông điệp này tiếp tục được ông Davor Pisk - Giám đốc điều hành tập đoàn Syngenta toàn cầu và ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) cam kết và nhấn mạnh.

Thông điệp này tiếp tục được ông Davor Pisk - Giám đốc điều hành tập đoàn Syngenta toàn cầu và ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) cam kết và nhấn mạnh tại cuộc họp giữa 2 đối tác chiến lược diễn ra tại An Giang, chiều ngày 3/3/2014.

Với hơn 20 năm hợp tác với AGPPS để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại VN, Syngenta - công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học cây trồng không còn xa lạ gì với người nông dân VN. Ngay cả ông Davor Pisk cũng thế, người thừa nhận “có gần 10 lần tới VN” khi được hỏi về “tam nông”, ông đã nói khá rành rọt đặc tính nền nông nghiệp, tính cách người nông dân và vai trò quan trọng của nông thôn trong đời sống kinh tế - xã hội của VN.

Một đồng nghiệp của tôi nói rằng: “Syngenta hoạt động ở hơn 90 quốc gia, vậy mà giám đốc điều hành tập đoàn toàn cầu của họ vẫn am tường chuyện nông nghiệp, nông thôn, nông dân của ta đến thế. Họ là người làm việc có trách nhiệm!”.

Có lẽ lời nhận xét trên có cơ sở khi nhiều người khá bất ngờ nghe ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc AGPPS nói rằng: “Suốt cả ngày làm việc với ông Davor Pisk, tôi không thấy ông ấy hỏi về vấn đề kinh doanh hay lợi nhuận. Vấn đề quan tâm nhất của ông ấy chỉ liên quan đến chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững với người nông dân, về môi trường đồng ruộng và về phương thức hợp tác giữa Syngenta và AGPPS làm sao tiếp tục vì nền nông nghiệp bền vững tại VN”.

Trong hai ngày 3 và 4/3, ông Davo Pisk đã đi thăm và làm việc tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp tại vùng lúa ĐBSCL, tìm hiểu về chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tại nhà máy Tân Hồng (Đồng Tháp), trong đó Syngenta hợp tác với AGPPS trong việc cung ứng và phát triển các giải pháp tiên tiến tới tay nông dân.

Tại VN, Syngenta đã xây dựng 2 trung tâm nghiên cứu, một ở Tiền Giang tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm và giải pháp cho cây lúa và một ở Nam Định tập trung vào nghiên cứu và phát triển giống lúa lai. Syngenta cũng hợp tác giúp đỡ tư vấn về mặt kỹ thuật chuyển giao bí quyết công nghệ cho AGPPS để xây dựng Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (An Giang) có chức năng nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các giải pháp cây trồng tổng thể trên cây lúa, hoa màu (giống, xử lý giống, xử lý đất, thuốc BVTV, phân bón, cơ khí nông nghiệp, thủy lợi, bảo quản sau thu hoạch…) tại ĐBSCL và mở rộng ra cả nước.

Ngoài ra, để đảm bảo cho người nông dân được tiếp cận và ứng dụng hiệu quả, an toàn các sản phẩm cũng như những giải pháp KHCN mới, việc đào tạo và hướng dẫn an toàn là một hoạt động thường xuyên và được Syngenta cùng với đối tác AGPPS tập trung nguồn lực một cách tối đa tại VN.

Ông Thòn thấy lạ cũng đúng, bởi lẽ thông thường một đơn vị kinh doanh luôn quan tâm đến lợi nhuận, đến thị trường; chứ ít khi lại nghĩ cách giúp nông dân tìm cách xài ít thuốc.

Chợt liên tưởng đến Báo Nông nghiệp Việt Nam mấy tuần qua liên tục đánh động về việc kinh doanh, sử dụng vô tội vạ thuốc BVTV độc hại; mới thấy cách Syngenta tiếp cận thị trường VN và hợp tác với AGPPS để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững, quả là có trách nhiệm.

Cuộc gặp gỡ và cái bắt tay chặt của 2 vị giám đốc Syngenta và AGPPS thời điểm này càng có ý nghĩa khi VN đang quyết tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Davor Pisk nói: “Trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Chính phủ VN đã xác định rõ xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong thời gian tới.

Chính phủ VN đã nhận thức rất rõ vai trò của KHCN trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và khẳng định chỉ có ứng dụng KHCN vào sản xuất thì mới tái cơ cấu nông nghiệp thành công.

Vì thế, Syngenta - tập đoàn mỗi năm bỏ ra 1,5 tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển - cam kết sẽ thường xuyên đưa ra những sản phẩm và giải pháp tiên tiến nhất để phục vụ sự phát triển nông nghiệp trên toàn thế giới, trong đó có VN”.

Ông Davor Pisk cũng cho rằng, Syngenta phải thông qua đối tác uy tín như AGPPS để tiếp tục thực hiện cam kết chuyển giao các thành tựu công nghệ tới người nông dân VN.

Ông cũng không quên lưu ý rằng: “KHCN rất quan trọng nhưng nó phải được sử dụng một cách có trách nhiệm. Những thành tựu KHCN mà Syngenta và AGPPS đang áp dụng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới nền nông nghiệp và các thế hệ trong tương lai!”.

+ Ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc AGPPS:

15-59-36_2

Nhiều năm qua Syngenta là đối tác chiến lược của chúng tôi trong việc cung ứng các sản phẩm sản xuất nông nghiệp vừa an toàn, vừa hiệu quả trong phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo độ bền cho đất, môi trường và tính bền vững cho sản xuất nông nghiệp tại VN. Chúng tôi đã phối hợp thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo không ngoài mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu hạt gạo Việt và thu nhập của bà con nông dân. Tuy nhiên, kết mới chỉ đạt được mức tối thiểu, cần phải đẩy mạnh phát triển liên kết hợp tác hơn nữa, nhất là khâu cơ giới hóa và nghiên cứu chế biến sâu hạt gạo thành nhiều loại hàng hóa giá trị cao.

Sau khi định hình chuỗi giá trị và có hướng đi rõ ràng trên cây lúa, dự kiến từ năm 2016, AGPPS sẽ phối hợp với Syngenta thực hiện chuỗi giá trị sản xuất bền vững trên cây bắp (ngô), từ khâu giống đến quy trình canh tác, tiêu thụ sản phẩm… tại VN.

+ Ông Davor Pisk - Giám đốc điều hành tập đoàn Syngenta toàn cầu:

15-59-36_1

Hơn 20 năm qua, Syngenta và AGPPS đã hợp tác chặt chẽ với nhau vì chúng tôi có chung tầm nhìn và giá trị. Chúng tôi cùng chia sẻ công nghệ mà Syngenta mong muốn được chuyển giao, còn AGPPS có khả năng truyền tải trực tiếp cho người nông dân VN. Chúng tôi cũng có chung chí hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với mội trường và gia tăng lợi tức cho người nông dân VN.

Thời gian tới, Syngenta sẽ mang đến VN công nghệ biến đổi gen (đặc biệt là cây bắp). Chắc chắn công nghệ biến đổi gen sẽ giúp nông dân VN nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đồng thời giảm tác động lên mội trường. Syngenta tin tưởng người nông dân VN sẽ được lựa chọn những công nghệ tiên tiến nhất, trong đó có cây trồng biến đổi gen để đáp ứng nhu cầu về sản xuất nông nghiệp theo cách bền vững.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm