| Hotline: 0983.970.780

Ngày ông Công ông Táo 23/12

Cúng ông Công ông Táo lúc nào tốt nhất? Mâm cúng gồm những gì?

Thứ Hai 24/01/2022 , 07:15 (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng nhất? Cúng sớm trước ngày 23 tháng Chạp được không? Mâm cũng gồm những thứ gì?... đang là thắc mắc của nhiều người.

Phong tục cúng ông Công ông Táo hàng năm đã là phong tục truyền thống, trở thành một nét văn hóa không thể thiếu vào ngày 23 tháng Chạp trước khi chuẩn đón Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc đến lễ hội này.

Nhân ngày ông Công ông Táo 2022, xin chia sẻ một số thông tin về ngày này để mọi người cùng tham khảo.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào là tốt nhất?

Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cúng ông Công ông Táo sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Năm 2021 âm lịch, ngày này sẽ rơi vào thứ 3 ngày 25/1/2022 dương lịch.

Cũng theo quan niệm của người Việt, ngày tiễn ông Công ông Táo đi là ngày 23 tháng Chạp, và ngày rước các ông về là ngày mồng 7 tết. Đúng hai ngày này, các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng.

Thời gian bày cỗ cúng có thể tùy vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để cúng ông Công ông Táo là vào đúng vào giờ Ngọ (tức 12h trưa) để kịp giờ các thần lên thiên đình.

Tuy nhiên, vì công việc hoặc một lý do nào khác, gia đình bạn không thể cúng ông Công ông Táo đúng ngày thì việc cúng sớm, hay cúng trước ngày 23 tháng Chạp vẫn có thể được. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 tháng Chạp, gia đình nên thành tâm và có xin phép trước.

Như vậy, việc gia đình bạn cúng ông Công ông Táo trước hoặc cúng trước ngày 23/12 âm lịch đều có thể chấp nhận, không nên cúng sau 12h trưa. Nếu không thể sắp xếp thì nên thành tâm và có lời khấn xin phép trước.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cúng ông Công ông Táo sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, phong tục vùng miền của từng gia đình, từng nơi khác nhau.

Mâm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Minh họa.

Mâm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Minh họa.

Tuy nhiên mâm cơm cúng truyền thống của người Việt thường sẽ bao gồm: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...

Đối với mâm lẽ cúng ông Công ông Táo ở miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.

Theo các chuyên gia, đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

Như vậy, nếu gia đình bạn không có điều kiện kinh tế thì có thể bày mâm cúng hoa quả với lòng thành kính nhất vẫn có thể chấp nhận được.

Mâm cúng ông Công ông Táo nên bày biện ở đâu?

Như đã đề cập, tùy vào điều kiện, phong tục của từng vùng miền mà nơi đặt mâm cúng ông Công ông Táo cũng khác nhau.

Bình thường, nơi đặt mâm cúng thường có một vị trí riêng. Nơi đặt bàn thờ cúng ông Công ông Táo, Thổ Địa thường chung và tách biệt với nơi cúng ông bà gia tiên.

Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh không cho phép, gia đình bạn nên chọn chỗ sạch sẽ, cao ráo và tôn nghiêm. Quan trọng nhất, vị trí đặt mâm cúng của gia chủ thể hiển được lòng thành tâm và kính cẩn.

Xem thêm
Man.City tìm lại cảm giác chiến thắng

Man 'xanh' bắt đầu lấy lại phong độ và quyết không bỏ cuộc khi giành thêm chiến thắng tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Hiệp hội Golf Việt Nam tăng số lượng giải đấu

Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA) đã công bố hệ thống giải đấu golf năm 2025, bao gồm 9 giải chuyên nghiệp, 6 giải nghiệp dư và 10 giải đấu trẻ.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.