| Hotline: 0983.970.780

Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản

Thứ Hai 01/11/2010 , 12:46 (GMT+7)

Đối với người ở dưới xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột quả là lạ lẫm nhưng với 52 hộ Dao Tiền ở xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thì đó lại là chuyện bình thường.

Gặt lúa đổi công xong mới vào rừng bẫy chuột để cúng Tết

Đối với người ở dưới xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột quả là lạ lẫm nhưng với 52 hộ Dao Tiền ở xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.

>> Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy
>> Kể chuyện dân gian

Ông Triệu Văn Hem, một người dân ở xóm Bương, kể: Bản người Dao nào cũng có miếu thờ con ma rừng. Khi đến một vùng đất mới lập bản, người già chọn đất làm miếu bằng hai mảnh đoạn gốc của cây vầu gọi là tráo. Cây làm tráo được chọn rất kỹ trong cả khu rừng vầu lắm khi mới chọn được một cây đủ tiêu chuẩn. Khi cây vầy được ngả xuống kiêng tuyệt đối không ai được bước qua kẻo tráo mất linh.

Lúc tìm đất làm miếu thầy mo (một dạng thầy cúng) cùng già làng cầm tráo đến các khu đất đã định, khấn, tung tráo và hỏi: “Các ông có nhất trí chọn vị trí này làm miếu không?”. Phải chọn năm lần, hai lần ngửa hết, hai lần sấp hết, một lần một mảnh sấp một mảnh ngửa là ma rừng đã đồng ý cho làm miếu ở mảnh đất đó. Miếu lợp bằng cây, có bốn cột, sáu xà, hai buồng ngăn ở giữa. Xong việc làm miếu lại dùng tráo đi hỏi các gia đình, hỏi miếu ông mo nào làm được việc giữ miếu.

 Lúc hỏi, phải đọc tên và khấn tụng rồi cũng tung năm lần tráo, phải 2 lần ngửa, hai lần úp, một lần cả úp cả ngửa mới được. Làm mo cũng gần như cha truyền con nối. Bố vợ ông làm mo giữ miếu đến khi mất một ông mo khác là Hò lên thay nhưng xóm thôn hay dịch bệnh gia súc, vợ chồng hay cãi nhau, họ hàng mất đoàn kết, dân làng đi gặp thầy bói hỏi nguyên do, thầy bảo phải thay mo. Dân ra miếu hỏi: “Ông có đồng ý cho Triệu Văn Hem mo xóm làm mo miếu không?”. Miếu trả lời đồng ý bằng hai lần tráo sấp, hai lần tráo ngửa, một lần cả sấp lẫn ngửa. Tôi làm mo miếu kể từ đó.

Người Dao có nhiều lễ cúng ở miếu. Rằm tháng năm, cúng mỗi hộ một cái bánh chưng, một con gà con đã mổ bụng luộc chín, một chai rượu, một tập giấy để cầu thần mưa phù hộ cho hạt thóc không chết mà nẩy mầm khỏe mạnh. Lúc cúng phải gõ tráo rồi ba lần rót rượu ra chén, đốt giấy cho tiền thần linh. Cúng xong, dân mang cỗ đến ăn uống ở nhà ông mo.

Rằm tháng chín, dân bản cúng cơm mới cầu được mùa, hạt thóc không bị rụng, chắc hạt ăn không hao. Dự lễ mỗi nhà mang một bát gạo mới, một con gà con đã luộc chín để xem chân. Hộ nào có gà đều phải đánh dấu gà để biết chân gà nào ứng với chủ nhà nấy. Tùy vào chân cong hay thẳng, các hướng của ngón mà thầy mo có thể biết được nhà đó làm nương, làm ruộng vụ tới có được mùa hay không, đi bẫy lòi (lợn lòi hay còn gọi là lợn rừng) có được thịt hay không.

Mồng hai Tết mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn. Để có chuột khô mà cúng, gặt xong tháng 11, tháng 12, người dân phải đi đặt bẫy chuột rừng bằng càm nứa. Chuột rừng nhỏ con nhưng thịt chắc, nấu rất nở.

 Bẫy về, chuột được thui lông, mổ bỏ ruột, để cả đầu, chân, đuôi gác bếp. Trước khi cúng người ta rửa sạch bụi, luộc chuột lên cho thật chín. Cúng xong chuột được đem xào với hành, tỏi, gừng, chế biến món ăn cho cuộc vui sau đó, cho rượu tràn môi, niềm vui ngập bản. Mồng hai Tết, ngoài cúng ở miếu dân còn mang cồng chiêng, chuông khánh, sừng trâu thổi gõ hay bất kỳ cái gì phát ra âm thanh thật lớn để xua đuổi tà ma. Gõ xong, dân bản tổ chức múa chèo (một dạng xòe chứ không phải là hát chèo dưới miền xuôi).

Miếu của người Dao rất thiêng, tuyệt đối kiêng không được làm nhà gần, không được thả trâu bò, gia súc gần miếu cũng không được di chuyển đồ vật trong miếu hay chặt cây cối gần miếu. Dân bản còn kiêng không được dọn miếu trong dịp ngày thường mà chỉ dọn trong ba ngày tết lễ. Có thế thì ma miếu mới phù hộ cho dân bản mình chứ.

 
Trong đời sống tâm linh của người Dao có lắm loại ma. Ma nhà, ma mả, ma suối, ma rừng…Mo cúng miếu khác với mo cúng người chết (hay còn gọi là mo bình thường). Mo người chết bản nào cũng có dăm ba ông còn mo miếu mỗi bản chỉ có một. Mo người chết hay được dân bản nhờ cúng làm lễ lập tịch (lễ trưởng thành của con trai Dao thường tổ chức lúc trên mười tuổi). Lập tịch là nét riêng của người Dao, không tổ chức thì có lớn mấy vẫn được coi là trẻ con. Đặc biệt trong lập tịch những người làm cỗ, người giúp việc vặt, người nhà và thầy mo trước hôm lễ đều không được ngủ chung với vợ hoặc chồng.

Mo thường ngoài lễ lập tịch cũng hay cúng lễ các dịp người ốm, người chết. Lúc ông mo miếu đi cúng ở ba dịp lễ lớn ở nhà các ông mo khác cũng làm mâm cơm đặt ngoài hè mời ma mả lên ăn cho khỏi đói, khỏi quấy nhiễu, đặt ở bờ suối gà luộc, thịt lợn, thịt chuột khô mời ma suối ăn để đi lại khỏi chết đuối rồi còn cúng ma trời, ma núi... Có loại ma nào phải gọi về hết không kẻo ma bị đói.

 Ngày tết bát hương của gia đình Dao nhà nào cũng có ba tờ tranh, ba cây vầu, ba cây nứa, bánh trôi nặn hình rắn, hình hươu, hình khỉ, hình gấu để cúng. Con cháu cúng cho tổ tiên bằng quần áo, lợn gà, rượu gạo và không thể thiếu thịt chuột khô để cho người chết no đủ, phù hộ mình cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe nhiều nhiều. Ma họ nào họ nấy cúng, ma nhà nào nhà nấy cúng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm