| Hotline: 0983.970.780

Cùng tìm giải pháp tổ chức sản xuất, xuất khẩu xoài, nhãn sang thị trường khó tính

Thứ Ba 18/12/2018 , 15:21 (GMT+7)

Ngày 18/12, Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) tổ chức hội thảo về giải pháp tổ chức sản xuất xoài và nhãn xuất khẩu sang thị trường khó tính; giới thiệu các giống mới; các vấn đề kiểm soát chất lượng và dư lượng; giám sát dịch hại các hệ thống xuất khẩu; tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây xuất sang thị trường Mỹ vào năm 2019.

Hội thảo thu hút rất đông các Sở ban ngành, doanh nghiệp, HTX, nông dân tham dự

Tham dự có ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt; lãnh đạo Viện Cây ăn quả miền Nam; đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia; lãnh đạo các Sở NN-PTNT, các Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phía Nam, Hiệp hội rau quả Việt Nam; các Tổ hợp tác, HTX trồng xoài và nhãn trong dự án; các doanh nghiệp kinh doanh rau quả và các chủ trang trại, nông dân tiêu biểu…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS.Nguyễn Văn Hòa, Viện Trưởng Viện CĂQ miền Nam cho biết, trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả và kim ngạch xuất khẩu trái cây của nước ta đang tăng trưởng mạnh. 9 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu trái cây của ta đã vượt qua mốc hơn 3 tỷ đô la, là tín hiệu vui cho ngành rau quả Việt Nam. Trong những loại cây trái có thanh long xuất khẩu số 1, tiếp đến là xoài và nhãn cũng đóng vai trò khá tốt trong sản xuất và xuất khẩu. Về diện tích cây xoài ở Nam bộ hiện có khoảng 76.000 ha, với sản lượng 732.000 tấn; cây nhãn 36.000 ha, cho sản lượng 312.000 tấn.

TS.Nguyễn Văn Hòa, Viện Trưởng Viện CĂQ miền Nam trả lời những ý kiến của nông dân

Trong những năm qua, việc ứng dung tiến bộ KHKTCN, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh cũng đang được đẩy mạnh nhằm giúp tăng năng suất, sản lượng cho xoài và nhãn. Từ năm 2017 và 2018, Viện CĂQ miền Nam cũng đã triển khai dự án Khuyến nông Trung ương về “Xây dựng mô hình sản xuất xoài và nhãn theo VietGAP ờ vùng Nam bộ phục vụ xuất khẩu” nhằm giúp bà con nhà vườn trong vu2g ĐBSCL ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh xoài, nhãn theo VietGAP để sản phẩm trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Qua đó, dự án đã xây dựng được 4 mô hình xoài với diện tích 200 ha ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và 160 ha nhãn ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, BR-VT. Đặc biệt, các mô hình tổ chức sản xuất, quản lý tạo liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu xoài, nhãn vào các thị trường khó tính.

Trồng nhãn hướng đến xuất khẩu
Phân loại xoài trước khi xuất bán

Nhiều ý kiến của DN và nông dân trao đổi tại hội thảo cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng việc sản xuất cây ăn quả ở Nam bộ vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Doanh nghiệp rất cần nguồn nguồn liệu trái cây đảm bảo chất lượng, sản lượng; nông dân cũng cần có sự hỗ trợ hướng dẫn quy cách canh tác, thị trường cụ thể để đáp ứng theo nhu cầu xuất khẩu...Do vậy rất cần đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân nhằm ổn định đầu ra cho trái cây hướng đến xuất khẩu vào các thị trường khó tính.    

Tại hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm giữa DN và các HTX, Tổ hợp tác trồng xoài và nhãn của vùng ĐBSCL.

Lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm giữa DN và các HTX, Tổ hợp tác trồng xoài và nhãn của vùng ĐBSCL

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.