| Hotline: 0983.970.780

Cuộc bứt phá ngoạn mục

Thứ Hai 16/03/2015 , 10:07 (GMT+7)

Liên tiếp nhiều năm qua, ngành cà phê Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn như thời tiết bất thuận, giá cả thị trường có nhiều biến đổi theo chiều hướng xấu...

Tuy nhiên kết quả SXKD năm 2014 cho thấy, ngành cà phê Việt Nam đã có những chuyển biến lớn, đánh dấu sự hồi sinh và phát triển toàn ngành.

Đi trên con đường khó

Triển khai kế hoạch SXKD năm 2014, TCty Cà phê Việt Nam phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: Thời tiết không thuận do biến đổi khí hậu, thị trường luôn biến động theo chiều hướng tiêu cực; việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển nước ta cũng ảnh hưởng xấu đến thị trường nhiều loại nông sản, trong đó có sản phẩm cà phê...

Những khó khăn trên đã gây ảnh hưởng xấu đến một bộ phận những người trực tiếp làm cà phê, thậm chí nhiều chủ vườn bi quan đến mức chặt bỏ vườn cà phê của mình, thay thế bằng một số loại cây trồng khác.

Tuy nhiên hầu hết CBCNV, người lao động trong ngành vẫn luôn tin tưởng vào sự chèo lái của lãnh đạo TCty và các Cty thành viên, giữ vững vườn cây, cùng nhau bước đi trên con đường nhiều gập ghềnh, khó khăn ấy.

Có thể nói, năm 2014 đánh dấu một năm ngành nông nghiệp cả nước có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khá cao: 3,5% (mục tiêu Chính phủ đề ra là 3,27%). Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 31 tỷ USD, trong đó cà phê xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch gần 3,6 tỷ USD...

Năm 2014, tổng diện tích cà phê toàn ngành thực hiện được là 16.229 ha (đạt 100% kế hoạch), trong đó cà phê kinh doanh đạt trên 15.000 ha. Mặc dù có không ít khó khăn song năng suất cà phê vẫn chạm đích 13 tấn/ha/năm, cho sản lượng 23.236 tấn. Bình quân mỗi héc ta cho thu nhập tù 140 - 160 triệu đ/vụ (cả phần khoán và phần vượt khoán).

Tổng doanh thu toàn ngành đạt 4.405 tỷ đ, lợi nhuận 107 tỷ đ, nộp ngân sách Nhà nước 55 tỷ đ. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,5 triệu đ/người/tháng (vượt 113% so với kế hoạch đề ra)...

Qua 1 năm đổi mới phương thức kinh doanh, ngành cà phê Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét: Kinh doanh hiệu quả, CBCNV có việc làm đều đặn và có thu nhập ổn định, khôi phục và đưa vào hoạt động hệ thống máy móc chế biến mà các năm trước đầu tư lớn nhưng đã ngưng hoạt động...

Một số doanh nghiệp điển hình hoàn thành vượt mức kế hoạch và đạt lợi nhuận cao như Cty Cà phê 719, lợi nhuận 5.451 triệu đ, Cty TNHH MTV Ea Sim: 7.158 triệu đ, Cty TNHH MTV Cà phê 49: 5.105 triệu đ, Cty TNHH MTV Cà phê 704: 4.559 triệu đ, Cty TNHH MTV Cà phê 734: 4.353 triệu đ, Cty TNHH MTV Cà phê Việt Đức: 4.003 triệu đ...

Ngoài cà phê thì một số loại cây trồng khác của TCty cũng đạt diện tích và cho năng suất cao như lúa nước 2.130 ha, cao su 2.450 ha...

Đổi mới là phát triển

Trên kết quả đạt được của năm 2014, ngành cà phê Việt Nam đã đề ra mục tiêu chủ yếu: Tập trung hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2015; tăng cường thực hiện đề án tái cơ cấu của TCty giai đoạn 2012- 2015, trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 30/NQ-TW, Nghị định 118/NĐ-CP về đổi mới sắp xếp các Cty nông nghiệp đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao...

Tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, lãnh đạo TCty Cà phê Việt Nam đã từng bước đưa ngành cà phê vượt qua nhiều khó khăn, cải tạo vườn cây, nâng cao năng suất, ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động... Đó là những gì mà TCty đã làm được, và tiếp phát huy trong thời gian tới.

Một số chỉ tiêu chủ yếu được TCty đề ra cho năm 2015 như: Tổng diện tích cà phê phải đạt năm 2015 là 16.490 ha (102,19% mức thực hiện năm 2014). Sản lượng cà phê nhân phải đạt là 30.856 tấn (102,8% mức thực hiện năm 2014).

Về kinh doanh xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 62,5 triệu USD (119% mức thực hiện năm 2014), trong đó xuất khẩu đạt 55 triệu USD, nhập khẩu đạt 7,5 triệu USD.

Về hiệu quả kinh tế, phấn đấu doanh thu đạt 5.087 tỷ đ (115% mức thực hiện năm 2014), lợi nhuận 119 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 56 tỷ đ.

Đời sống của người lao động trong ngành được lãnh đạo TCty đặc biệt quan tâm bởi, tuy tình hình vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng lãnh đạo TCty vẫn đề ra mức phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân cho người lao động hàng tháng là 5 triệu đ/người lao động...

Để đạt được những chỉ tiêu đề ra trên, trong bối cảnh nền kinh tế tuy đã phục hồi nhưng vẫn còn vô vàn thách thức khác, như thời tiết năm nay dự báo nắng hạn kéo dài, thị trường xuất nhập khẩu vẫn còn những tiềm ẩn khó khăn, diện tích vườn cà phê già cỗi, cần tái canh là rất lớn, trong khi công tác tái canh cần nhiều thời gian và vốn liếng..., lãnh đạo TCty Cà phê Việt Nam đã hạ quyết tâm cao.

Đó là tiếp tục phát huy sự đoàn kết nhất trí, dân chủ trong bộ máy lãnh đạo từ Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban điều hành cho đến các Cty TNHH MTV, Cty trực thuộc và toàn thể CBCNV, người lao động thuộc ngành.

Đặc biệt, nhiệm vụ đổi mới cách suy nghĩ, cách điều hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, thời điểm cụ thể là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao năng suất vườn cây, nâng cao sản lượng sản phẩm, với mục tiêu cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao đời sống cho CBCNV, người lao động trong toàn ngành.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm