| Hotline: 0983.970.780

Cuộc cạnh tranh chiến lược ở châu Phi

Chủ Nhật 16/02/2020 , 07:05 (GMT+7)

Các quan chức Mỹ nói họ bị đánh động trước ảnh hưởng đang gia tăng của Nga cũng như Trung Quốc tại châu Phi.

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở Sochi.

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở Sochi.

Các quan chức Nga được nói là đang “ngắm nghía” một cảng ở Berbera với ý định đặt căn cứ của họ ở Somaliland, tuyên bố độc lập dù quốc tế chỉ công nhận là vùng lãnh thổ tự trị thuộc Somalia, hãng tin Unian dẫn lời một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Gia tăng hiện diện

Cả Trung Quốc lẫn Mỹ, cùng đặt căn cứ ở Djibouti, trên cùng đường bờ biển với cảng mà Nga được cho là đang muốn đặt căn cứ. Nga cũng được nói là đã bày tỏ mong muốn xây dựng một căn cứ hậu cần phục vụ hải quân ở Eritrea, nhưng chưa rõ kết quả đàm phán đến đâu, New York Times dẫn lời quan chức Mỹ nói.

Cách đó 1.500 dặm về phía nam, trên bờ biển phía đông của châu Phi, các máy bay quân sự Nga năm ngoái đã hạ cánh xuống tỉnh Cabo Delgado ở miền bắc Mozambique và cũng theo giới chức Mỹ, Nga đã triển khai 160 quân nhân thuộc Wagner Group, nhà thầu quân sự tư nhân. Những thông tin này chưa được Nga xác nhận.

Tuy nhiên, theo tờ New York Times của Mỹ, gần 200 “lính đánh thuê” Nga đã được triển khai tới Mozambique để chiến đấu với các tay súng của bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), ngay trong lúc Moscow đang có những bước xúc tiến đầu tiên trong việc xây quân cảng ở khu vực Sừng châu Phi (Horn of Africa), bao gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia. Quân cảng này có thể trở thành căn cứ thường trực đầu tiên của Nga ở châu Phi.

Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga đang mở rộng vững chắc sự hiện diện quân sự của mình ở khắp châu Phi qua việc gia tăng bán vũ khí, các thỏa thuận an ninh và các chương trình huấn luyện cho một số quốc gia.

Họ cũng được nói là đã phái cố vấn đề một số nuwocsm bao gồm Cộng hòa Trung Phi. Hàng trăm quân nhân Nga đã có mặt ở Libya trong những tháng gần đây.

Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi viếng lăng các chiến sỹ vô danh ở Moscow, tháng 8/2019

Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi viếng lăng các chiến sỹ vô danh ở Moscow, tháng 8/2019

Các quan chức Mỹ nói họ bị đánh động trước ảnh hưởng đang gia tăng của Nga cũng như Trung Quốc tại châu Phi, trong khi Washington đang vật lộn để đạt các mục tiêu quân sự và kinh tế ở Lục địa Đen.

Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi đang dần trở nên định hình khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark T. Esper đang cân nhắc rút binh lực khỏi Tây Phi để tập trung đối đầu với Nga và Trung Quốc ở các khu vực gần biên giới hai nước này hơn.

Nhưng quan điểm của ông Esper đang chịu chỉ trích nặng nề từ các nghị sỹ có ảnh hưởng lớn của cả đảng Cộng hòa và đang Dân chủ, những người cho rằng cắt giảm binh lực Mỹ ở châu Phi là tự nhiên “dâng của trời cho đối thủ”.

“Rút lui khỏi châu lục ấy chắc chắn chỉ khiến Nga và Trung Quốc tự tin hơn”, các thượng nghị sỹ Lindsey Graham của đảng Cộng hòa và Chris Coons của đảng Dân chủ đã viết trong thư gửi ông Esper mới đây. Duy trì lực lượng Mỹ ở châu Phi cũng là để kiềm tỏa các đối thủ nói trên khi họ đang mở rộng ảnh hưởng ở đây, hai thượng nghị sỹ viết.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) gặp gỡ tướng Khalifa Hifter, chỉ huy dân quân ở Libya tháng 1 vừa qua

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) gặp gỡ tướng Khalifa Hifter, chỉ huy dân quân ở Libya tháng 1 vừa qua

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly mới đây đã gặp Bộ trưởng Esper nhằm gây sức ép để Lầu Năm Góc tiếp tục hỗ trợ Pháp, bao gồm chuyện tiếp dầu cho máy bay ở trên không và hỗ trợ tình báo, cho 4.500 quân Pháp đang hoạt động ở Tây Phi với tư cách lực lượng chống khủng bố mà mục tiêu là các nhóm có liên hệ với Al Qaeda và IS.

“Bất cứ hành động rút quân nào cũng là thiển cận, có thể giảm khả năng của Africom (Bộ tư lệnh quân sự Mỹ ở châu Phi-PV) trong việc thực thi các nhiệm vụ, và kết quả là an ninh quốc gia bị tổn hại”, thượng nghị sỹ Mỹ James M. Inhofe nói hồi tháng 1.

Trong khi Lầu Năm Góc còn đang tính toán thiệt hơn, điện Kremlin tiếp tục gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi. Và còn đó tay chơi Trung Quốc. Bắc Kinh đã đổ tiền đầu tư lớn vào châu Phi trong những năm gần đây, xây nhà máy, đường sắt, vận hành cảng chính ở Djibouti.

Quân đội Trung Quốc cũng đang tính toán việc xây một cảng mới ở Senegal với danh nghĩa là giúp đỡ hải quân nước chủ nhà, theo lời các quan chức Mỹ.

Khôi phục vị thế

Cho đến nay Nga vẫn bác bỏ thông tin nói họ có hoạt động quân sự ở Mozambique. Nhưng người Mỹ không tin như vậy. Họ cho rằng Moscow có động cơ lớn hơn, vượt ra khỏi một hợp đồng bảo vệ an ninh.

“Sự có mặt của Nga và việc sử dụng các nhà thầu quân sự tư nhân ở Mozambique là để gia tăng ảnh hưởng của Nga ở nam châu Phi”, Chuẩn đô đốc Heidi Berg, giám đốc tình báo của Africom, nói trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của bà ở Stuttgart, Đức.

Ở Cộng hòa Trung Phi, nơi một người Nga được chỉ định làm cố vấn an ninh cho tổng thống nước chủ nhà, Nga giành được nhiều hợp đồng khai khoáng. Ở chiều ngược lại, Moscow huấn luyện quân sự, bán vũ khí cho Cộng hòa Trung Phi.

Súng tiểu liên Kalashnikov được trưng bày nhân thượng đỉnh Nga - châu Phi.

Súng tiểu liên Kalashnikov được trưng bày nhân thượng đỉnh Nga - châu Phi.

Năm nước châu Phi tiểu vùng Sahara là Mali, Niger, Chad, Burkina Faso và Mauritania năm 2018 đã đề nghị Nga giúp quân đội và lực lượng an ninh nước họ chiến đấu với IS và Al Qaeda.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã hiện diện rộng rãi ở châu Phi nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga rút hầu hết binh lực khỏi Lục địa Đen. Nhưng trong ba năm qua, Nga đã khôi phục lại quan hệ với các cựu đồng minh hay đối tác thời Liên Xô ví như Mozambique và Angola, thiết lập quan hệ với các nước khác.

Hồi tháng 10/2019, tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở thành phố nghỉ mát Sochi.

Trong khi Lầu Năm Góc còn đang tính toán thiệt hơn, điện Kremlin tiếp tục gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi. Và còn đó tay chơi Trung Quốc. Bắc Kinh đã đổ tiền đầu tư lớn vào châu Phi trong những năm gần đây, xây nhà máy, đường sắt, vận hành cảng chính ở Djibouti.

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm