| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến bị lãng quên ở nơi ‘bất hạnh vì có nhiều tài nguyên’

Thứ Tư 18/03/2015 , 09:34 (GMT+7)

Gần 6 triệu người đã thiệt mạng, 15 triệu người sống tỵ nạn. Cuộc chiến tàn khốc nhất châu Phi vẫn cứ diễn ra trên dòng chảy ngầm của 'kim cương máu'.

Khi nghĩ về châu Phi, rất nhiều người trong chúng ta sẽ ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh của những đứa trẻ suy dinh dưỡng, của đói nghèo, dịch bệnh.

Những điều trên không hẳn là sai. Đói nghèo và dịch bệnh thì ở đâu cũng có.

Tuy nhiên, rất nhiều trong số chúng ta không biết được là ở đó đang diễn ra cuộc chiến tàn khốc nhất sau thế chiến thứ II (tính theo số lượng người chết). Cuộc chiến được nhiều học giả gọi là 'Thế chiến của châu Phi' bắt đầu từ năm 1998 và vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay.

Sau khi Paul Kagame, tổng thống đương quyền Rwanda giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Rwanda vào năm 1994, một lượng lớn phiến quân Hutu, những kẻ đã gây ra cuộc thảm sát Rwanda chấn động thế giới, thoát sang nước láng giềng Cộng Hoà dân chủ Congo (DRC) và thành lập chiến tranh du kích trong vùng rừng rậm của DRC.

Năm 1997, lấy cớ dẹp loạn và truy đuổi 'những tên sát nhân Hutu', Kagame tiến hành chiến tranh với DRC và bắt đầu một cuộc chiến kéo dài cho đến nay.

Gần 6 triệu người đã thiệt mạng (số liệu của UN và Human Right Watch - HRW), số lượng người phải sơ tán có thể lên đến gần 15 triệu, vô số các cáo buộc về tội ác chiến tranh như thảm sát, hãm hiếp tập thể... được ghi nhận bởi các tổ chức nhân đạo và UN.

Chiến sự ở DRC chủ yếu diễn ra ở khu vực phía Đông giàu tài nguyên. Không nhiều người biết rằng DRC là một trong những nước giàu tài nguyên nhất châu Phi với ước tính tài nguyên có thể lên đến 24.000 nghìn tỷ USD, nhiều hơn GDP của cả Mĩ và EU gộp lại (UNEP- tổ chức phát trỉển môi trường UN) trong đó giá trị nhất là Coltan, chất hiếm rất quan trọng trong ngành sản suất đồ điện tử, đặc biệt là điện thoại và vi tính.

Ngoài ra, DRC cũng có một trong những mỏ vàng và kim cương lớn nhất châu Phi. Ngày nào DRC còn tình trạng nội chiến bất ổn, các bên liên quan, các nhóm phiến quân, thế lực nước ngoài... còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên này dễ dàng.

Từ góc độ tài nguyên - địa chính trị, cuộc chiến DRC là một cuộc chiến có lợi cho khá nhiều phía (Congoweek.org). Vậy họ là ai?

Rwanda và Uganda, mặc dù liên tục bác bỏ các cáo buộc, được cho là ủng hộ về mặt vũ khí với nhóm phiến quân M23, một trong những nhóm phiến quân lớn nhất trong khu vực.

Các nhóm phiến quân được ủng hộ bởi Rwanda như M23 đã chiến đấu với quân của chính phủ Congo, được ủng hộ mãnh mẻ bởi lực lượng gìn giữ hoà bình UN và quân chính phủ DRC từ cuối những năm 1990s. Rwanda là đồng minh thân cận của phương Tây, các lãnh đạo phương Tây thường xuyên tránh nhắc đến mối liên hệ giữa Rwanda và M23 cho đến những năm gần đây.

Điều này đặc biệt đáng chú ý vì Rwanda có thể dùng ảnh hưởng của mình để tuồn khoáng sản tài nguyên của DRC sang tay mình qua các nhóm phiến quân.

Đây không hẳn là một lập luận vô căn cứ nếu như chíng ta nhìn vào số liệu.

Nếu như năm 1995, Rwanda chỉ xuất khẩu 50 tấn Coltan thì năm 1998, con số này đã là 250 tấn.

Không chỉ có Rwanda mà Congo, nước láng giềng đang tham chiến với các nhóm phiến quân cũng thu lợi từ việc tuồn Coltan từ DRC về nước mình.

Số Coltan này được xuất đi đâu?

Đó là các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ nước ngoài. Nền công nghiệp điện thoại và máy tính của thế giới rất cần Coltan, đặc biệt là trong cuộc đua tranh giữa các hãng công nghệ ngày nay.

Trong một bản tổng kết về tình hình nội chiến DRC vào năm 2001, UN, mặc dù tránh nhắc trực tiếp đến các công ty đa quốc gia như là nguyên nhân của cuộc nội chiến, đã nói rằng nguồn tiền thu được từ xuất khẩu Coltan trái phép (như Kim Cương máu) là 'nguồn cung của cuộc nội chiến'.

Tất nhiên, các bên liên quan phủ nhận sự tham gia của mình đối với Coltan!

Cuộc chiến ở DRC đặt ra các câu hỏi, có lẽ là không mới, đạo đức về nền kinh tế dựa rất nhiều vào tài nguyên mà chúng ta, những người bình thường, đều là một phần của nền kinh tế đấy. Cũng giống như nếu bạn sở hữu một chiến nhẫn kim cương vào những năm 2000, có 80% đó là ‘kim cương máu’ (thuật ngữ để chỉ kim cương được khai thác bất hợp pháp từ vùng nội chiến); nếu như bạn sở hữu một chiến điện thoại thông minh hay máy tính xách tay, khả năng lớn là bạn đang sở hữu một phần của DRC.

Ở Lục Địa Đen, một câu nói rất phổ biến vẫn còn nguyên giá trị, rằng 'ở đây, thật bất hạnh khi có nhiều tài nguyên'.

HUY ANH (từ Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất