| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến giành giật… nhân vật Tây Môn Khánh

Thứ Năm 06/05/2010 , 12:41 (GMT+7)

Ba địa phương của Trung Quốc đều giành là quê hương của Tây Môn Khánh, nhân vật nổi tiếng đồi trụy và thủ đoạn, nhằm thu hút du lịch.

Tây Môn Khánh trong bộ phim truyền hình Trung Quốc “Tân Thủy Hử”

Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã nổ ra không ít tranh luận nảy lửa về quê hương hay mộ đích thực của những nhân vật lừng danh trong lịch sử. Cuộc chiến này giờ đã lan sang cả một hình ảnh hư hỏng, đồi trụy trong văn học Trung Quốc là Tây Môn Khánh.

Năm nay, dư luận nước này đã chứng kiến không ít màn cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong nỗ lực chứng minh các nhân vật lừng lẫy trong nhiều lĩnh vực như Lão Tử, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lí Bạch hay Triệu Vân thuộc về mình. Nhưng trong khi các cuộc tranh cãi đó còn tiếp diễn, đến lượt một nhân vật như Tây Môn Khánh trở thành tâm điểm chú ý.

Tây Môn Khánh xuất hiện trong hai bộ tiểu thuyết lừng danh là “Thủy Hử”“Kim Bình Mai.” Trong “Kim Bình Mai,” Tây Môn Khánh được mô tả như là một kẻ dùng mọi thủ đoạn để leo cao trong xã hội, một thương gia hoang dâm vô độ và giàu có với đông đảo vợ cùng tỳ thiếp. Không ít chuyên gia nhận định Tây Môn Khánh được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử.

Trong “Thủy Hử,” một “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc, Tây Môn Khánh tư thông với Phan Kim Liên, vợ của anh chàng bán bánh nghèo Võ Đại Lang. Sau đó, Tây Môn Khánh cùng Phan Kim Liên đã âm mưu hại Võ Đại Lang. Em trai nạn nhân là Võ Tòng giết chết Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên để báo thù cho anh rồi lên Lương Sơn Bạc tụ nghĩa.

Theo “Thủy Hử,” Tây Môn Khánh xuất thân từ huyện Dương Cốc thuộc tỉnh Sơn Đông. Nhưng hai địa phương khác đang lên tiếng tranh giành nhân vật này. Đó là Lâm Thanh ở Sơn Đông và quận Huy Châu thuộc thành phố Hoàng Sơn của tỉnh An Huy.

Chính quyền địa phương ba địa điểm trên đã ném không ít tiền để chứng minh Tây Môn Khánh thuộc về mình với mục đích sẽ thu hút được đông đảo du khách.

Huyện Dương Cốc thậm chí đã chi 34,7 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 5 triệu USD) cho việc xây dựng một khu du lịch “Cảnh Dương Cương,” nơi câu chuyện về Tây Môn Khánh được diễn xuất.

Lí Bạc Xuân, người đứng đầu Viện Phục hưng văn hóa Trung Quốc phản đối kịch liệt việc chính quyền các địa  phương tranh giành một nhân vật bị coi là xấu xa như vậy: “Họ đang hủy hoại văn hóa truyền thống.”

Đường Tế Căn, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu khảo cổ, kết luận rằng những tuyên bố giành giật như vậy chủ yếu có động lực là lợi nhuận cũng như muốn “làm nổi” địa phương mình dựa vào các nhân vật lịch sử.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất