| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến nước châu Á chưa thể bớt căng thẳng vì Trung Quốc 'vẫn khát'

Thứ Năm 05/10/2017 , 12:49 (GMT+7)

Khi bàn về sự căng thẳng trong việc chia sẻ nguồn nước Mekong của các nước hạ du với Trung Quốc, không thể không đề cập cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng trong lãnh thổ đất nước đông dân nhất thế giới.

Có thể nhận định rằng, cuộc chiến nước châu Á sẽ chưa thể bớt căng thẳng chừng nào Trung Quốc chưa có tiến bộ trong việc cải thiện tình hình trong nước.

Công trình Nam thủy Bắc đảo, tiêu tốn 62 tỷ USD, đoạn ở Nam Dương, Hà Nam (wikipedia)

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình, cuộc khủng hoảng nguồn nước ở Trung Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt mà thậm chí ngày càng tăng độ trầm trọng.

Sự mất cân đối nguồn nước ở Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Trọng điểm nông nghiệp nằm ở phía bắc trong khi các nguồn nước quan trọng nhất lại nằm ở phía nam đất nước.
 

Khủng hoảng gia tăng

Theo sử gia Ben Abbs của đại học Oxford (Anh), những hoạt động phát triển của Trung Quốc càng làm căng thẳng về nguồn nước gia tăng. Ông Abbs viết trên trang globalriskinsights.com: “Nông nghiệp và công nghiệp sử dụng tới 85% lượng nước. Dân số Trung Quốc chiếm 20% thế giới nhưng lượng nước ngọt chỉ đạt 7%, trong khi người Trung Quốc trung lưu ngày càng đông và sử dụng nhiều nước hơn trước (tính nhanh: để sản xuất một chiếc bánh mì hamburger cần tới 2.400 lít nước)”.

Năm 2014, 11/31 tỉnh của Trung Quốc không đạt chỉ số sử dụng nước sạch của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tức là dưới mức 1.500m3/người. Ví dụ như ở thủ đô Bắc Kinh, lượng nước sạch trung bình của mỗi người dân chỉ đạt 100m3/người, thấp hơn rất nhiều so với chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

Ông Abbs cho rằng chính sách giá nước thấp của Chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng quản lý nguồn nước lỏng lẻo, sử dụng nước vô tội vạ trong công nghiệp và nông nghiệp kèm theo những hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2009 nói Trung Quốc để sản xuất ra một đơn vị sản lượng đã dùng gấp 10 lần lượng nước được sử dụng ở một quốc gia phát triển và nạn ô nhiễm đã khiến 19% lưu lượng nước của các con sông chính, 35 lượng nước trong các hồ chứa trở nên không thể sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu làm mọi việc thêm tồi tệ. Nước tan chảy từ các sông băng trên cao nguyên Thanh - Tạng vốn đóng góp phần lớn cho sông Dương Tử và Hoàng Hà đã và đang giảm. Tính từ năm 1990 tới nay, lượng nước từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đổ vào Dương Tử đã giảm gần 14%. Trong khi đó, Dương Tử là nguồn cung cấp nước cho khoảng 584 triệu người và phục vụ một vùng công nghiệp đóng góp tới 42%GDP.
 

Nỗ lực bất thành?

Để giải quyết cơn khát của miền bắc, Trung Quốc đã thực hiện công trình thế kỷ mang tên “Nam thủy Bắc đảo” (đảo nước miền nam lên miền bắc). Ý tưởng này do Chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra từ năm 1952. Năm đó, Mao nói: “Miền nam có nhiều nước, miền bắc có ít hơn, nếu có thể, miền bắc cần mượn một chút nước”. Công trình chính của Dự án “Nam thủy Bắc đảo” là một hệ thống kênh dài 1.200km từ sông Dương Tử tới Bắc Kinh.

“Đây là một dự án thể hiện ý chí chính trị, giải quyết khủng hoảng bằng cách chữa trị triệu chứng (thiếu nước) hơn là xử lý tận gốc vấn đề (vì sao thiếu) cho dù chi phí rất lớn, tới 62 tỷ USD”, sử gia Abbs viết.

Bởi khi nước không được sản sinh tại chỗ và thông qua các phương thức bền vững hơn, Trung Quốc đang tiếp tục khuyến khích công nghiệp và nông nghiệp sử dụng nhiều nước. Về lâu dài, dự án đảo nước cùng với chính sách duy trì giá nước ở mức thấp, biến đổi khí hậu, dân số tăng, tăng trưởng kinh tế sẽ khiến miền bắc Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nước nghiêm trọng.

Tất nhiên Chính phủ Trung Quốc cũng không ngồi yên. Họ đã có những bước đi để tìm giải pháp tiên tiến cho vấn đề thiếu nước. Kể từ năm 2015, nước này đã thí nghiệm bằng các giải pháp thiết kế đô thị nhằm giải quyết tình trạng ngập lụt và thiếu nước, phát động chương trình “đô thị bọt biển” ở 16 thành phố với trọng tâm là thu gom nước mưa. Kế hoạch hành động kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước được phát động từ năm 2015, đặt mục tiêu cải thiện các ngành công nghiệp đặc biệt gây ô nhiễm và đã đạt được một số thành công: 50.000 công ty vi phạm đã phải đóng cửa hoặc dừng hoạt động.

Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của hệ thống luật pháp liên quan. Mã Quân, giám đốc Viện Các vấn đề Môi trường và cộng đồng, nói nhiều nhà máy không tuân thủ các quy định và chính quyền địa phương chỉ thực thi những gì dễ làm nhất, thay vì tấn công thẳng vào những điểm nóng, những vấn đề phức tạp. Các chuyên gia dự báo, nếu Trung Quốc không thay đổi hoạt động của các ngành công nghiệp, cầu về nước sẽ vượt rất xa khả năng cung cấp của nước này. Lúc đó, Trung Quốc sẽ làm gì? Liệu họ có để yên cho các nguồn cung chưa được tận dụng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất