| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chơi khó lường

Thứ Sáu 27/12/2013 , 09:58 (GMT+7)

Dự án chuyển đổi 50 ngàn ha rừng nghèo sang trồng cao su của tỉnh Gia Lai đang nảy sinh rất nhiều bất cập.

Dự án chuyển đổi 50 ngàn ha rừng nghèo sang trồng cao su của tỉnh Gia Lai đang nảy sinh rất nhiều bất cập. Mới đây, tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, nhiều diện tích cao su được Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai chặt bỏ để chuyển sang trồng mía.

Năm 2008 UBND tỉnh Gia Lai đã ra liên tiếp 2 quyết định số 59/QĐ-UB ngày 24/3/2008 và số 105/QĐ-UB ngày 6/5/2008, về việc thu hồi 1.526,87 ha đất thuộc các tiểu khu 1149, 1150, 1152 và 1156 (thuộc lâm phần quản lý của BQL Rừng phòng hộ Ayun Pa), cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, đồng thời giao cho Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai) quản lý và tiến hành trồng cao su.


Hiện trường vườn cao su của Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai bị chặt hạ, chuẩn bị đưa vào trồng mía tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, Gia Lai)

Theo đó, Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai đã có 2 tờ trình số 306 và 308 (ngày 3/7/2008), gửi UBND tỉnh Gia Lai và Sở chức năng của tỉnh này. Từ đây, Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt trồng và chăm sóc 1.367 ha cao su, với mục tiêu Dự án như trong 2 tờ trình nêu trên:

Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và cho người lao động; tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tăng mức huy động của ngân sách nhà nước...

Dự án sẽ thu hút trên 800 lao động, khai thác tối đa tiềm năng đất đai được giao thực hiện chủ trương trồng mới 50 ngàn ha cao su của tỉnh; nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn - đặc biệt là đời sống đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo cân bằng sinh thái cho khu vực Gia Lai…

Điều khó hiểu là đến nay, vườn cây cao su đã được 4 tuổi, người dân địa phương chưa kịp được hưởng lợi gì thì một diện tích không nhỏ trong đó đã bị chặt trắng, lấy đất để trồng mía. Hiện tại, đơn vị chủ đầu tư đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực để kịp trồng mới vụ mía 2013 - 2014.

Phát biểu với báo chí, ông K’păh Thuyên - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai, cho biết: “Khi nghe được thông tin này, Sở đã tiến hành đi kiểm tra thực tế. Về nguyên tắc thì dự án được phê duyệt để trồng cao su, khi chuyển sang loại cây trồng khác doanh nghiệp phải báo cáo xin ý kiến. Tuy nhiên đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo nào”.

Chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa hề được biết, nhưng hiện tại, doanh nghiệp đã kịp chặt trắng khoảng 100 ha cao su, đồng thời đang khẩn trương làm đất, triển khai trồng mía cho vụ mía 2013 - 2014. Nhìn những cây cao su 4 năm tuổi đang lớn, chuẩn bị cho thu hoạch bỗng bị đốn hạ, rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thậm chí khó hiểu về “chiến lược” của doanh nghiệp này.

Một lao động đang tham gia làm thuê ở đây, cho biết: “Cách đây 4 năm, chính tôi đã tham gia trồng cao su cho đơn vị này. Bây giờ, lại chính tôi chặt bỏ nó và chuyển sang trồng mía. Tôi chỉ là làm thuê lấy lương, không hề hiểu chuyện gì đang diễn ra!”.

Theo Tổng Giám đốc Cty CP Khoáng sản Hoàng Anh - Gia Lai, ông Nguyễn Văn Sự, thì: Thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su tại khu vực xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), TCty đã giao cho một đơn vị trực thuộc là Cty Trồng rừng triển khai trồng mới, chăm sóc được trên 1.000 ha cao su.

Ông Sự cho biết: "Hiện có khoảng 1.100 ha cao su đang phát triển tốt, chúng tôi đang có kế hoạch đưa vào khai thác trong thời gian tới. Tuy nhiên có khoảng 100 ha sát chân đèo do đất xấu, mặc dù đã nhiều lần tăng cường chăm sóc nhưng cây vẫn chậm phát triển. Do vậy Cty Trồng rừng đề nghị thanh lý để trồng loại cây khác. Tập đoàn đã đồng ý thay thế bằng cây mía vì đơn vị đã có kinh nghiệm trồng mía với phương pháp mới cho năng suất cao…”.

Cũng theo ông Sự thì trong quá trình thực hiện chuyển đổi từ cây cao su sang cây mía, phải có các thủ tục xin phép tỉnh và ngành chức năng. Tuy nhiên đơn vị trực thuộc là Cty Trồng rừng đã không thực hiện các bước cần thiết này. Ông Sự cho biết: “Chúng tôi đã đi kiểm tra và phát hiện Cty Trồng rừng đã làm sai, chúng tôi đã chỉ đạo Cty dừng ngay việc trồng mía, chờ phán xét của tỉnh: Nếu tỉnh cho trồng mía thì tiếp tục trồng, tỉnh nói thôi thì thôi”.

Đó là quan điểm của Hoàng Anh - Gia Lai. Tuy nhiên dư luận đang nóng lòng chờ sự phán quyết của tỉnh Gia Lai về cú qua mặt “ngoạn mục” này. Chủ trương chuyển đổi 50 ngàn ha rừng nghèo sang trồng cây cao su là một chủ trương lớn của Chính phủ, vì vậy rất cần sự cứng rắn đối với những trường hợp cố ý làm sai của doanh nghiệp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm