| Hotline: 0983.970.780

Cuộc đua khốc liệt xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc

Thứ Năm 19/09/2019 , 15:01 (GMT+7)

Cả Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đang cạnh tranh nhau giành thị phần trái cây vào Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2008 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trái cây của quốc gia 1,4 tỷ người đạt 7,62 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2017.  

Tổng khối lượng các loại trái cây nhập khẩu là hơn 5,52 triệu tấn, tăng 25% so với năm trước đó. Trong đó, đối tác nhập khẩu lớn nhất là Việt Nam (1,34 triệu tấn), tiếp theo là Philippines (1, 17 triệu tấn) và Thái Lan (1,02 triệu tấn).

Việt Nam là nhà xuất khẩu trái cây lớn nhất khu vực vào Trung Quốc năm ngoái.

Năm loại trái cây phổ biến được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng là: cherry, sầu riêng, chuối, nho và cam.

Theo Cục trưởng Đàm phán thị trường- Bộ Thương mại Thái Lan, Auramon Supthaweethum, có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giành thị phần trái cây của các nước Đông Nam Á ở Trung Quốc.  

Cụ thể là Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) giữa Trung Quốc và các nước và đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung tạo ra nhiều khoảng trống (hụt 30%), buộc thị trường đông dân nhất thế giới phải chuyển hướng sang các đối tác khác để bù vào.

Hiện Trung Quốc đã cấp phép cho Malaysia được xuất 10 loại trái cây vào nước này gồm nhãn, măng cụt, vải thiều, dừa, dưa hấu, sầu riêng, lê…bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/10 tới. Trong khi đó, Malaysia cũng đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ đàm phán để thông thương cho quả mít vào thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan O cha tiếp thị hình ảnh sầu riêng của tỉnh Yala hồi tháng 8/2019.

Đối với Việt Nam, hiện có 9 loại hoa quả được phép vào Trung Quốc như thanh long, dưa hấu, vải thiều, nhãn, xoài, chuối, chôm chôm, dứa và măng cụt. Nhóm này đã có hiệu lực từ ngày 27/8.  

Còn với Thái Lan, số liệu hải quan cho thấy, loại trái cây chủ lực xuất khẩu của nước này trong năm 2018 là đông lạnh và sấy với kim ngạch đạt 85,1 tỷ bạt, tăng 11% so với cùng kỳ. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Thái Lan với 5 loại chính là sầu riêng, măng cụt, nhãn, chuối và dứa.

(The Nation)

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm