| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống của thợ săn cua trong rừng ngập mặn Brazil

Thứ Bảy 01/06/2019 , 17:23 (GMT+7)

Cuộc sống của các ngư dân làm nghề bắt cua trong rừng ngập mặn ở Brazil đang đứng trước nhiều thách thức khi các hệ quả hiện tượng biến đổi khí hậu cận kề.

Như bao ngư dân khác, Jose da Cruz làm nghề săn cua trong những khu rừng ngập mặn rộng lớn ven biển ở Brazil hàng chục năm qua. Không dùng gậy hay lưới, Cruz chỉ đậu thuyền của mình ngoài mép rừng rồi đi bộ vào và bắt cua bằng tay.

Vùi mình xuống bùn, người thợ săn này khéo léo móc lên những con cua có khi to hơn cả bàn tay của anh. Mỗi ngày, Cruz bắt được khoảng 40-50 con cua, sau khi bán cho thương lái, thu nhập của anh rơi vào khoảng 50$ (hơn 1 triệu đồng) mỗi tuần, đủ giúp trang trải cho cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, sinh kế này đang ngày càng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Môi trường thay đổi, dòng nước mặn tiến sâu vào rừng khiến sản lượng của giảm mạnh. Theo Cruz, so với 10 năm trước, lượng cua anh bắt được mỗi ngày đã giảm đi một nửa.

Theo các nhà khoa học ở Đại học Sao Paulo, trong 100 năm qua, mực nước ở bang Bahia, nơi Cruz sinh sống dâng lên 20-30 cm. Điều này có thể ảnh hưởng đến đàn cua, thay đổi lượng thức ăn của chúng, thậm chí, nước ấm lên cũng làm tăng tính axit, có khả năng ăn mòn vỏ cua.

Jose da Cruz nằm xuống mặt bùn để bắt cua.
Đây là công việc hằng ngày của anh trong rừng ngập mặn ở bang Bahia, Brazil.
Những chú cua ngập mặn được moi lên từ bùn đen.
Chiếc thuyền Cruz dùng để di chuyển từ nhà đến mép rừng.
Ngôi làng nơi Cruz sinh sống.
Người thợ săn cua lọt thỏm trong những rễ cây của rừng ngập mặn.
Ngoài cua, người dân địa phương còn khai thác hàu từ rừng ngập mặn.
Cruz và những người hàng xóm, đồng nghiệp.
Sinh kế của anh và nhiều ngư dân trong làng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, đây là cuộc sống và cách mưu sinh duy nhất nên họ không thể bỏ nghề.

(Theo Reuters)

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Hàng trăm nhà dân bị sập do gió lốc bất thường ở Tuyên Quang

TUYÊN QUANG Mưa lớn kèm giông lốc đêm 17, ngày 18/4 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã khiến nhiều nhà dân ở các huyện vùng cao của tỉnh này bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm