| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống dưới hầm tối của đệ nhất nữ tham quan Trung Quốc khi lẩn trốn

Thứ Ba 19/12/2017 , 13:05 (GMT+7)

Khi ngồi sau song sắt nhà tù, nhiều quan tham Trung Quốc kể về những tháng ngày trốn chạy, tẩu tán “tiền bẩn”, khi biết bị Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) “sờ gáy”.

Dương Tú Châu, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Chiết Giang, được coi là quan tham sừng sỏ với cuộc lẩn trốn nhiều năm.

10-47-49_nh3
Dương Tú Châu thời còn là Phó giám đốc Sở xây dựng Chiết Giang

Theo thông tin được CCDI công bố, Dương Tú Châu hiện 71 tuổi, bị điều tra về việc tham nhũng số tiền hơn 253 triệu Nhân dân tệ (khoảng 39 triệu USD). Giới chức Trung Quốc đã thu hồi hơn 42 triệu tệ, đóng băng tài khoản và bất động sản tổng trị giá hơn 70 triệu tệ của Dương.

Năm 2003, trước ngày bị điều tra, Dương được “mật báo” nên đã dắt con gái đi trốn. Đệ nhất nữ tham quan đã vòng vèo qua nhiều quốc gia, ban đầu là Singapore, rồi tới Mỹ, Hà Lan...

Theo CCTV, bà Dương xuất thân là một nhân viên phục vụ, bắt đầu quan lộ từ năm 1977. Sau 21 năm hanh thông, bà Dương được thăng chức Phó Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Chiết Giang, từ vị trí Phó Chủ nhiệm Liên hiệp Hội phụ nữ thành phố Ôn Châu.

Năm 1996, Dương thông qua họ hàng, mua một căn nhà 5 tầng gần khu thương mại Empire State, quận Manhattan, New York với giá khoảng 5 triệu USD.
 

Lẩn trốn dưới hầm

Theo Xinhua, cơ quan công an Trung Quốc tổng kết rằng những quan chức tháo chạy đa phần có học vấn không cao, gặp khó khăn về ngôn ngữ khi ra nước ngoài, không hòa nhập được với cộng đồng địa phương. “Thậm chí, nhiều người không dám lộ mặt trong cộng đồng người Hoa ở nước sở tại”, Lưu Đông, Cục phó Cục truy nã, Bộ Công an Trung Quốc, cho biết.

Ông Lưu kể có lần đội truy nã của công an Trung Quốc lùng bắt một giám đốc chi nhánh ngân hàng. Khi còn trong nước, người này sống kiểu muốn gì được nấy, lại rất được người khác trọng vọng. Song khi trốn chạy ra nước ngoài, phải tìm kế mưu sinh từ những công việc đơn giản nhất như cọ toilet hay dọn dẹp vệ sinh. Khi thấy công an Trung Quốc xuất hiện, vị cựu giám đốc chỉ nói một câu: “Cuối cùng thì các anh cũng đến”.

Với trường hợp của bà Dương, sau khi vòng vèo qua nhiều nước để “cắt đuôi” công an Trung Quốc, người đàn bà này trốn trong một căn hầm tối, ẩm ướt, quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời tại thành phố Rotterdam, Hà Lan.

Dương khai với cơ quan điều tra rằng bà thường một mình khóc trong tuyệt vọng, xung quanh là bốn bức tường của căn phòng chật hẹp. Khi cơ quan cảnh sát Hà Lan đọc lệnh bắt hồi năm 2005, bà Dương tỏ vẻ rất bình tĩnh, dường như không muốn tiếp tục cuộc sống chui nhủi.

Bộ Công an Trung Quốc cho rằng cuộc sống khó khăn nơi đất khách quê người, khiến cho công việc truy bắt tội phạm của các biệt đội “săn cáo” dễ dàng hơn nhiều. Thống kê hồi năm 2014, các đội săn cáo, chuyên xử lý các trường hợp quan tham trốn ra nước ngoài, đã thuyết phục 88 người về nước chịu án, chiếm 40% số “cáo” của Trung Quốc khi đó.

Bị bắt ở Hà Lan vào năm 2005, song Dương nộp tiền bảo lãnh, sau đó đi sang Canada vào năm 2014, trước thời điểm Hà Lan cho bà này hồi hương. Dương không muốn về nước do sợ phải đối mặt án tử hình. Dương bị bắt lại khi tìm cách vào Mỹ bằng hộ chiếu giả để xin tị nạn chính trị.

Theo Reuters, những người thân trong và ngoài nước của Yang cũng đã thuyết phục bà này đầu thú và về nước.

Họ thậm chí chủ động cắt chi phí sinh hoạt và tiền thuê luật sư của Dương. Những người này cho biết họ muốn đưa Dương vào cảnh "không còn tiền tiêu, không còn ai nhờ cậy, không còn đường trốn thoát".

Cùng đường bí lối, bà Dương nộp mình cho cơ quan điều tra Trung Quốc và bị dẫn giải về nước vào năm ngoái.
 

Hù dọa

Trong những ngày lưu lạc, Dương nhiều lần xuất hiện trên các báo, tạp chí hải ngoại có xu hướng chống đối chính quyền Trung Quốc. Thậm chí, Dương cũng nhiều lần lớn tiếng tuyên bố “có chết cũng phải chết trên đất Mỹ”.

“Cũng có người thân khuyên tôi trở về. Nhưng tôi về để làm gì, về nước chỉ có duy nhất kết cục là chết”, Dương nói.

10-47-49_nh2
Đệ nhất nữ quan tham Trung Quốc Dương Tú Châu bị bắt năm ngoái

Vị cựu nữ Giám đốc Sở Xây dựng Chiết Giang cũng mạnh miệng nói về những lần từ chối đề nghị phê duyệt dự án bất động sản của “thân nhân nhiều lãnh đạo cấp cao”, trong đó có con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Dương cũng khoe khoang với một tờ báo chống đối Bắc Kinh rằng bà “có nhiều thông tin xấu” mà Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình mắc phải hồi còn làm việc ở Chiết Giang.

Tuy nhiên, bà Dương nói với các báo này rằng “vẫn sẽ giữ im lặng” về các thông tin nói trên, không tiết lộ cụ thể.

Tờ Duowei News cho rằng những lời hù dọa, bịp bợm của Dương đã không giúp bà ta tồn tại lâu ở hải ngoại. Những người trợ cấp cho Dương dần thấy chán nản khi bà không cung cấp được bất cứ thông tin nào ngoài các tuyên bố suông.

Người thân xa lánh, các tổ chức chống đối cũng không tiếp tục “chống lưng”, Dương buộc phải tự nộp mình cho giới chức Trung Quốc trên đất Mỹ.

Hồi tháng 10, tòa án ở Chiết Giang, Trung Quốc, tuyên án Dương 8 năm tù vì tội tham ô, nhận hối lộ. Xét tình tiết bà này tự thú, tự giác nộp lại những khoản tiền, tài sản bất chính, tòa giảm nhẹ án cho Dương Tú Châu.

“Đệ nhất nữ quan tham” cúi đầu nhận tội trước tòa, không kháng án. Vụ việc vẫn chưa khép lại do bà Dương bị tình nghi có liên quan đến một số quan tham khác, trong danh sách truy nã đỏ 100 quan chức tham nhũng của Trung Quốc.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm