| Hotline: 0983.970.780

Cuộc tháo chạy lớn chưa từng có

Thứ Sáu 04/06/2010 , 14:15 (GMT+7)

Sau khi kê kích, đánh bóng để giá đất Ba Vì đội lên cao nhất mọi... thời đại, những kẻ đầu cơ đất cỡ bự kịp kiếm cả ngàn tỷ đồng đút túi. Cơn sốt đất quay đầu hạ nhiệt, những nhà đầu tư cò con thuộc "nước 5, nước 6" (thường là công chức, người buôn nhỏ ít thông tin) mới chính là người mất tiền đau đớn nhất.

Những khu đất này hiện được rao giá thấp mà vẫn không có khách

Sau khi kê kích, đánh bóng để giá đất Ba Vì đội lên cao nhất mọi... thời đại, những kẻ đầu cơ đất cỡ bự kịp kiếm cả ngàn tỷ đồng đút túi. Cơn sốt đất quay đầu hạ nhiệt, những nhà đầu tư cò con thuộc "nước 5, nước 6" (thường là công chức, người buôn nhỏ ít thông tin) mới chính là người mất tiền đau đớn nhất.

>> Đất Ba Vì “nổ lốp”

Lướt “sóng”, gặp “bão”

Chị Thu đang đầu tư chứng khoán chuyển sang kinh doanh bất động sản cho biết, ba hôm nay chị liên tục rao bán miếng đất tại xã Yên Bài, nơi được cho là vị trí đắc địa vì “gần khu quy hoạch Trung tâm hành chính Quốc gia” trên nhiều tờ báo chuyên về rao vặt nhưng có rất ít người gọi điện thoại. Chị đã bớt giá mỗi mét mặt tiền thêm 10 triệu đồng, vậy mà vẫn không nhận được hồi âm. “Chả bù 2 tuần trước, khi tôi bắt đầu lên đây mua đất, hàng loạt xe nhỏ, xe to của giới đầu cơ bất động sản ùn ùn kéo lên, đến quán ăn và nhà nghỉ cũng chật ních, thậm chí mảnh đất bỏ hoang nhưng nhiều người vẫn tự tìm đến và ra giá” - chị Thu kể.

Anh Hùng, nhà ở phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm gom được 5 lô đất tại xã Tản Lĩnh (Ba Vì) gần trại bò Moncada, bớt đến 800.000 đồng/m2 mà cũng chả có khách. Anh Hùng nói thẳng: Sở dĩ phải bán đất vội vì thấy thông tin quy hoạch quá trái chiều. Mặt khác, vốn đầu tư anh vay từ ngân hàng nên phải đẩy đất đi để trả nợ gốc và lãi. Q là một cò đất dẫn tôi đi xem mảnh đất rộng 1.350m2 tại khu vực Suối Hai, xã Tản Lĩnh. Theo Q thì mảnh đất này cách đây hơn 1 tuần đã được trả giá 70 triệu/mét dài (đất ở đây thường được tính theo mét mặt tiền, chiều sâu tùy khổ đất), nhưng nay Q bảo tôi, chỉ cần chồng đủ 55 triệu, khách có thể được chủ đất đồng ý và ngay lập tức làm thủ tục chuyển nhượng.

Đồ án về quy hoạch Hà Nội tới năm 2030 đang được QH thảo luận. Từ nay tới năm 2030, việc di dời trung tâm hành chính ra Hòa Lạc hay khu Mỹ Đình chưa được QH đề cập tới.
Cùng với sự giảm giá của thị trường bất động sản tại Yên Bài, giá đất các xã lân cận như Vân Hòa, Tản Lĩnh…cũng sụt mạnh, kéo theo sự rút chạy đồng loạt của nhiều nhà đầu tư. Phân tích nguyên nhân “tháo chạy” nói trên, ông Nguyễn Xuân Đề, một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp nói gọn: Do...yếu pin!

Nhiều người tham gia vào thị trường bất động sản Hà Nội có thâm niên thừa nhận, họ đã chứng kiến biểu đồ hình sin của bất động sản với nhiều cơn sốt nóng, nhưng có lẽ đây là cơn sốt lớn nhất và có bán kính rộng nhất từ trước tới nay. Chưa có khi nào lại nhiều nhà đầu tư “say máu” với bất động sản như vậy. Tâm lý “lướt nhanh là thắng” bao trùm thị trường. Giá đất trong dân được đẩy lên với mức tăng 200- 300% trong vòng chưa đầy 2 tháng là một điều phi lý, nhưng đã được các “nhà đầu tư” mặc nhiên thừa nhận. “Bong bóng” được thổi phồng quá nhanh và việc “xì hơi” cũng nhanh.

Đất Ba Vì “xì hơi”

Các trung tâm thông tin nhà đất đóng cửa, ế hàng

Những ngày này, vào một số xã như Vân Hoà, Tản Lĩnh...tất cả các trung tâm thông tin nhà đất đều đóng cửa, không còn cảnh hàng đoàn ôtô dập dìu đến tìm mua đất. Ông Nguyễn Văn Dũng (xã Vân Hoà) cho biết: “Khu vực này trước đây hiếm khi có khách đến hỏi mua đất. Sau khi có thông tin về con đường tâm linh chạy qua, mọi chuyện khác hẳn. Tuy nhiên khoảng 1 tuần nay, lượng khách hàng giảm mạnh thậm chí đã vắng vẻ”. Ngay cả khu vực giá đất “nóng” nhất của huyện Ba Vì như Nông trường Việt- Mông, giá đất vài tuần trước có lúc lên đến đỉnh điểm khoảng 200 triệu đồng/mét dài, hiện cũng không có người mua, mặc dù giá giảm còn 120-130 triệu/mét dài.

Chị Đào Hồng Hạnh - một người dân sống ngay sát khu Nông trường Việt- Mông cho biết: “Sau khi UBND huyện Ba Vì có văn bản nghiêm cấm hành vi mua bán trái phép đất tại nông trường thì mọi giao dịch ngừng hẳn". Ông Nguyễn Văn Mể - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bài khẳng định, lượng giao dịch đất trên địa bàn xã mấy ngày trở lại đây hầu như không có. “Tuy nhiên theo nhận định của tôi, chủ yếu vẫn là dân đầu cơ chứ không có người mua để xây nhà ở thực. Còn người dân khi có nhiều người đến hỏi mua họ đã tự nâng giá cao lên chứ giao dịch thực tế là không hề có”, ông Mể cho hay.

Để cảnh báo người dân, chính quyền xã Yên Bài đã nhiều lần giải thích rằng hiện chưa có bất cứ thông tin gì về con đường tâm linh sẽ chạy qua và nếu Chính phủ chỉ cần điều chỉnh lệch toạ độ là con đường tâm linh có thể sẽ bị chuyển địa điểm từ xã này sang xã khác ngay lập tức. Do vậy, khi chưa nắm rõ ràng thông tin, người dân cần hết sức tỉnh táo. Giờ thì có thể nói, “bong bóng” bất động sản tại Ba Vì đã được giới đầu cơ thổi lên khá bài bản đang “vỡ”. Đây không phải bài học đầu tiên cho các nhà đầu tư khi mới vài năm trước tại một số xã thuộc huyện Sóc Sơn cũng từng xuất hiện cơn sốt đất chóng vánh do quy hoạch.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất