| Hotline: 0983.970.780

Cược tính mạng với nghề săn rắn độc

Thứ Hai 12/11/2012 , 14:52 (GMT+7)

Nếu như trước đây khi thấy rắn bò trước mặt, mọi người hốt hoảng kêu la bỏ chạy, thì nay họ bất chấp hiểm nguy, thậm chí nhiều người xem như nhặt được vàng, nhất là đối với những người chuyên bắt rắn.

Nếu như trước đây khi thấy rắn bò trước mặt, mọi người hốt hoảng kêu la bỏ chạy, thì nay họ bất chấp hiểm nguy, thậm chí nhiều người xem như nhặt được vàng, nhất là đối với những người chuyên bắt rắn.

“Nghề” săn rắn độc đang rộ lên tại các làng quê trong tỉnh Phú Yên. Anh Tâm ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, một trong những người được xem là “sư phụ” săn rắn cho biết, chỉ cần sợi dây thòng lọng bằng ruột thắng xe đạp, hoặc sợi dây thép có đường kính khoảng 3 mm uốn cong hình móc câu rồi buộc vào đầu cây gậy nhỏ dài hơn một mét là có thể “hành nghề”. Rắn thường bò khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được.

Có thể bắt gặp rắn ở bất cứ nơi nào như trong bụi rậm, cành cây, hay bờ ruộng cạn. Nếu rắn ở dưới mặt đất, muốn bắt chỉ cần cần đưa dây thòng lọng vào cổ rồi siết lại. Còn rắn ở trên cành cây cao thì dùng móc sắt hình lưỡi câu khều xuống đất, rồi dùng nạng gỗ hình chữ V đè cổ, bỏ vào bao tải là xong. Anh Tâm kể từng tham gia hàng trăm vụ bắt rắn. Ban đầu chỉ để nhậu lai rai với bạn bè, nhưng sau đó nghe nhiều người mua với giá cao, tiền tươi nên lùng bắt đem bán kiếm thêm thu nhập. Do ngày càng nhiều người hành nghề này nên hiện nay các loài rắn độc không nhiều, chỉ sót lại một số loài thông thường, giá rẻ như rắn lãi, rắn nước.

Trên thực tế, để bắt được các loại rắn cực độc như hổ chúa, hổ trâu, mái gầm, cạp nong, cạp nia… không hề đơn giản và vô cùng nguy hiểm. Anh Hải (ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân) cho hay, cách đây vài năm có một người trên đường làm rẫy về bắt gặp con rắn hổ chúa dài hơn một mét, nặng gần 3 kg bò ngang trước mặt, liền nảy sinh lòng tham, dùng tay vồ, nhưng không may bị rắn cắn nhiều nhát, dẫn đến tử vong trên đường về nhà.


Thợ săn đang đào đất bắt rắn

Hiện nay ở hầu hết làng quê đều có đầu nậu chuyên thu gom rắn và các loài động vật rừng. Rắn càng độc, kích cỡ càng lớn càng có giá trị cao. Tùy theo loài, mỗi kg rắn giá từ 150 nghìn đến hơn một triệu đồng, có bao nhiêu, đầu nậu mua hết, gom cho đủ chuyến rồi xuất đi Trung Quốc hoặc các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh. Trong đó, giá trị nhất là rắn hổ chúa có giá 1-1,5 triệu đồng một kg. Vì lợi nhuận cao nên vài năm trở lại đây có rất nhiều người tham gia bắt rắn, kể cả người dân bình thường.

Có dịp chứng kiến một nhóm thanh niên gồm 3 người đang thực hiện “phi vụ” săn lùng rắn vào buổi trưa tại một mô đất nằm gần ruộng mía của người dân ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, mới thấy hãi hùng. Lúc đầu, họ bắt gặp dấu vết rắn bò ngang bờ ruộng rồi chia nhau lần mò theo cách xa địa điểm ban đầu hàng chục mét. Bất ngờ, một người trong số họ phát hiện nhiều hang chuột đồng gần khu vực trên và tri hô.

Theo các nhà khoa học, Việt Nam có 193 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc. Loài vừa có độc, nguy cơ gây chết người cao, vừa có ngoại hình rất ấn tượng là rắn hổ chúa, hổ trâu, cạp nong, cạp nia, lục đầu bạc và rắn biển…

Xác định rắn đang ẩn náu bên trong, cả nhóm dùng cuốc, xẻng chặn các ngách phụ rồi thi nhau hì hục đào mới, thậm chí thọc cả cánh tay vào hang để móc đất mà không chút lo ngại hiểm nguy có thể ập đến bất cứ lúc nào khi không may bàn tay chạm phải đầu rắn. Sau gần một giờ đồng nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng họ đành “bó tay” tuyệt vọng vì mất tín hiệu. Rắn đâu không thấy mà cả một khu đất, bờ ruộng của người dân bị cày xới, lật tung, để lại nhiều hầm hố loang lổ, gây huy hiểm cho người qua lại, nhất là đối với trẻ em.

Vừa tham gia một vụ bắt rắn thâu đêm trở về, anh Quang (24 tuổi, trú ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân) cho biết, khoảng thời gian bắt rắn hiệu quả nhất là từ 20h đến mờ sáng. Chuyến đi này bốn anh em lặn lội hàng chục km, chui rúc khắp bụi bờ, đạp sình lún trong đêm đến 2h sáng mới về đến nhà, nhưng chỉ bắt được hơn một kg rắn lãi, bán được gần 200.000 đồng, chưa đủ ngày công lao động. Theo anh Quang, do trời tối nên rất dễ đụng, đạp phải rắn trên đường đi, nguy hiểm đến tính mạng do đường xa, không được cấp kịp thời.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

(Theo An ninh thủ đô)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm