| Hotline: 0983.970.780

Cuộc trình diễn ấn tượng

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:29 (GMT+7)

Mới đây, Viện Nghiên cứu ngô đã tổ chức một cuộc trình diễn hoành tráng và ấn tượng trên đất Tây Nguyên để giới thiệu bộ giống cho vùng đất khó và giống ngắn ngày.

Mới đây, Viện Nghiên cứu ngô đã tổ chức một cuộc trình diễn hoành tráng và ấn tượng trên đất Tây Nguyên để giới thiệu bộ giống cho vùng đất khó và giống ngắn ngày.

Ở Việt Nam, việc chọn tạo các giống ngô cho vùng khó khăn (hạn, nhiễm phèn, mặn) chưa được đầu tư nghiên cứu và các sản phẩm chưa phong phú để người SX có thể lựa chọn áp dụng. Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn” do TS Lương Văn Vàng, Viện Nghiên cứu ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) làm Chủ nhiệm, đã đề ra mục tiêu phải chọn tạo và phát triển được bộ giống ngô lai chịu hạn, chua phèn cho năng suất cao (7 - 8 tấn/ha).

Cho đến thời điểm báo cáo (50% thời gian), một số sản phẩm của đề tài đã bắt đầu định hình và có những đóng góp cho khoa học và SX như: Bằng phương pháp chọn tạo truyền thống đã lựa chọn được một số dòng triển vọng như LS6/Msto, LS5/NK43, AT4.2, AT5-2, 30Y87-1, NOV517, AT4.3, LĐ 22, SR1, SR2, V67.4, VHK4, VHA5, Thịnh ngô số 8, VHA1, G5011, VHB3, VHB6.

Thông qua các thí nghiệm khảo sát và so sánh đã xác định được một số tổ hợp lai triển vọng như VS 36, CN 11-2, CN 11-3, SB 09-9, VS 71 (120,55 tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1, VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89,VS90, VS8N, VS80, H13-2, H282.

Các giống tham gia khảo nghiệm VS36, H11-9, VS71, CN11-2, VS82, H282, VS106, VS89 có nhiều triển vọng, năng suất khá, ổn định các vùng sinh thái. Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép SX thử trong năm 2012 và đã được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình; giống ngô H11-9 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang; giống ngô SB 099 đang được phát triển, mở rộng diện tích trồng tại các vùng miền núi phía Bắc, vụ đông vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Một hướng nghiên cứu khác là giống chín sớm. Hiện nay đang có một cuộc đua tranh mạnh mẽ trong việc chọn tạo giống ngô chín sớm, chịu hạn, năng suất cao giữa các công ty, các nhà nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở VN. Các công ty Monsanto, Syngenta, CP Group, Pioneer, Bioseed hằng năm đã đưa nhiều tập đoàn giống ngô chín sớm vào thử nghiệm và hầu như các công ty này đều có chương trình phát triển giống ngô chín sớm.

Ở VN, hằng năm các doanh nghiệp giống đã đầu tư nhiều tiền của cho công tác khảo nghiệm. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể sau 20 năm phát triển ngô lai cho thấy tỷ lệ chọn lọc thành công giống ngô chín sớm là không đáng kể. Ngoài một số giống chín sớm như Bio9698, Bio9681 của Công ty Bioseed; P11, P60 của Pacific seed; C919, DK9955 của Monsanto, các giống còn lại chủ yếu là các giống chín trung bình và chín muộn.

Viện Nghiên cứu ngô trong 20 năm qua đã nỗ lực nghiên cứu chọn tạo khá thành công một số giống chín sớm phục vụ SX góp phần vào cuộc cách mạng giống ngô lai ở nước ta như LVN4, LVN99, LVN145, LVN885, LVN25… đang được phát triển mạnh trong SX. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi mới của SX cần phải có những giống chín sớm có năng suất cao hơn, chống chịu tốt hơn.

Ngô lai đơn VN5885 là một trong những giống có thể đáp ứng được một phần yêu cầu trên. Tác giả giống là TS. Bùi Mạnh Cường và cộng sự. VN5885 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín sớm, ở phía Bắc vụ xuân 110 - 120 ngày, vụ đông 105 - 110 ngày; phía Nam vụ đông xuân 95 - 100 ngày, vụ thu đông 95 -105 ngày. Dạng cây cao trung bình, cây sinh trưởng khỏe, dễ chăm sóc, chống đổ khá, chịu hạn tốt, chịu được bệnh gỉ sắt, đốm lá lớn, thối thân, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp.

VN5885 có dạng bắp dài 16 - 18 cm, bắp to, đường kính bắp đạt 4,5 - 5 cm, 14 -16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp cao, lá bi bao kín bắp, dạng hạt bán đá, màu vàng cam đẹp. Năng suất trung bình trong khảo nghiệm cơ bản đạt 50 - 60 tạ/ha ở phía Bắc; 50 - 70 tạ/ha ở các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên; đạt trên 80 tạ/ha ở đồng bằng sông Cửu Long, vượt đối chứng từ 9 - 10%.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất