| Hotline: 0983.970.780

Cuối năm lang băm... xuống phố

Thứ Tư 26/01/2011 , 08:37 (GMT+7)

Không bảng tên, địa chỉ, những lang băm bán thuốc dạo kiểu… du mục tự xưng là “truyền nhân” của những lương y giỏi có đủ các bài thuốc chữa bá bệnh. Những ngày cuối năm, những lang băm lại xuống phố để hành nghề kê toa bốc thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá cực rẻ.

Tràn lan “thuốc” ngoài các khu chợ
Không bảng tên, địa chỉ, những lang băm bán thuốc dạo kiểu…du mục tự xưng là “truyền nhân” của những lương y giỏi có đủ các bài thuốc chữa bá bệnh. Những ngày cuối năm, những lang băm lại xuống phố để hành nghề kê toa bốc thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá cực rẻ. Do cả tin và ham thuốc giá “bèo” nên không ít người đã dính chiêu lừa, tiền mất, tật mang…

"Si-đa thầy còn chữa được"

Vừa bước vào chợ Tam Hòa (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), chúng tôi bắt gặp người đàn ông độ tuổi trung niên đang trải tấm bạt xuống nền đất nhếch nhác rồi bắt đầu bày biện tất cả các gói thuốc to nhỏ ra. Tự xưng là lương y, miệng ông không ngớt quảng cáo: “Người lớn, trẻ con nóng sốt, ho gió, ho đàm, ho khan mua chai thuốc nước uống vài lần sẽ dứt ho liền…”. Nghe lời quảng cáo, nhiều người đi chợ sà vào hỏi thăm.

Gã lang băm nhanh nhẹn đưa cho họ xem những lọ thuốc nước màu đen, có mùi rất khó chịu rồi “tư vấn” thêm: “Thuốc xịn cả đấy, bà con cứ yên tâm về sử dụng, đảm bảo nếu không dứt cơn ho cứ đem ra đây tôi đền gấp đôi tiền mua…”. Chúng tôi nhìn kỹ, trên tất cả các chai thuốc này đều không có bất cứ dòng chữ nào ghi địa chỉ sản xuất hay hạn sử dụng. Mỗi chai thuốc được gã lang băm gạ bán chỉ với giá từ 15-25.000 đồng nên nhiều người cả tin nhao nhao rút tiền mua vài lọ về dùng thử. Khi nhóm khách này mua xong, gã này lại tiếp tục tung “chiêu” mới rao bán nhiều loại thuốc khác nhau, “món” thuốc nào cũng quảng cáo là chữa bá bệnh.

Không chỉ “cắm chốt” tại các khu chợ, những gã lang băm còn hoạt động tại các khu công nghiệp có đông công nhân. Khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, khi chạy ngang qua Khu công nghiệp Biên Hòa II chúng tôi lại bắt gặp cảnh một “thầy” lang băm đang mải mê múa mép, nhiều công nhân trẻ vây quanh chăm chú lắng nghe. Vài tay đệ tử bán thuốc dạo bưng mâm thuốc cùng rao lớn: “Ai bị tàn nhang, nám, mụn ruồi mua lọ thuốc về xức đảm bảo…mụn lặn, da láng, công hiệu tức thì”. Để ý bên trong vỏ chai trà xanh C2 có đựng thứ nước màu vàng lờ nhờ, dòng chữ in công dụng thì lem nhem ghi chữa được đủ thứ bệnh: “Bí quyết gia truyền chuyên trị: nổi mề đay, ghẻ, phỏng, thối lỗ tai…”.

Tuy nhiên có nhiều chai khác lại không tìm thấy nhãn mác trên những chai thuốc “không tên” này. Khi thấy khách hàng băn khoăn, gã “thầy thuốc” trấn an: “Si-đa thầy còn chữa được nữa kìa, chứ nhằm nhò gì mấy cái bệnh “tép riu” này, yên tâm đi, các con cứ mang mấy chai thuốc này về uống, bảo đảm khoảng một tháng sau sẽ hết liền. Thuốc này là bí quyết mấy đời nhà thầy truyền lại đấy, không phải ai cũng có bán đâu!”. Nghe vậy mấy cô công nhân gật đầu lia lịa, không quên xuýt xoa khen thầy…cao tay. Chúng tôi nghe rao mỗi lọ thuốc trị tàn nhang cũng chỉ bán với giá 15-20.000 đồng, ham rẻ nên nhiều công nhân thi nhau mua về dùng.

Mua sâm, được... củ cải!

Do chuyên lừa bán thuốc rởm nên những tay lang băm thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động. Cứ mỗi chợ, nhóm “thầy” lang chỉ lảng vảng rao bán trong khoảng 1-2 ngày rồi lại nhanh chân chuồn mất dạng. Chị L.T.T, bán rau tại chợ Nhỏ (chợ tự phát) phường Long Bình, TP.Biên Hòa tâm sự: “Cách đây không lâu, có một người phụ nữ bị nám da mặt, tin lời “thầy” lang mua thuốc về bôi. Ngày hôm sau da mặt bị nổi mẩn đỏ, sưng vù liền chạy ra chợ kiếm gã bán thuốc rởm bắt đền nhưng tìm “đỏ con mắt” cũng chẳng thấy gã ấy đâu!”. Còn tại khu chợ Hóa An, TP.Biên Hòa những ngày gần đây xuất hiện một người đàn ông độ tuổi trung niên chuyên rao bán nhân sâm. Ông ta khẳng định các loại nhân sâm trên đều có nguồn gốc từ Triều Tiên, Hàn Quốc.

Gặp chúng tôi, nạn nhân N.T.T, ở đường Hoàng Minh Chánh, xã Hóa An bức xúc nói: “Tin lời quảng cáo, tôi mua 6 bịch nhân sâm, mỗi bịch 15.000 đồng, nghe ông ta dặn bỏ vào nồi cơm hấp ăn rất bổ. Lúc đầu nhìn mấy củ sâm bỏ trong bịch nilon không nhãn mác, nước màu vàng đục, tôi cũng thấy nghi ngại nhưng ổng bằng mọi cách thuyết phục tôi mua về dùng. Không ngờ khi đem về ăn vừa chua vừa mặn đắng, hóa ra toàn là củ cải muối..!”. Tức quá hôm sau T., quay lại tìm gã đàn ông lừa gạt mình nhưng hỏi thăm cũng chẳng ai biết tung tích gã đó ở đâu.

Không chỉ tập trung ở các khu công nghiệp hay chợ phố, các “lương y” còn lang bạt xuống tận các miền quê xa xôi hẻo lánh để hành nghề. Bắt được thóp của người dân huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) hay cả tin, những tay “lang băm” tha hồ múa mép, tự nhận mình là “con trời” được phái xuống nhân gian để cứu giúp nhân loại. Với chiêu này cũng đã có nhiều người “dính” đòn thuốc rởm, không khỏi bệnh còn bị bệnh thêm…

Trường hợp cô bé H (mới chỉ 16 tuổi), được mẹ dẫn đến tìm thầy Bảy (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) để chữa bệnh là một minh chứng. Người nhà nạn nhân cho biết, khi nhìn cô bé một lát, thầy Bảy liền phán: “Cháu nó bị lạnh bụng, hay trúng gió nên yếu người, để cô lễ người rồi cho thuốc gia truyền uống bảo đảm mấy bữa sau sẽ khỏi ngay”. Cầm trên tay con dao lam được lấy ra từ mớ vụn vặt trong thùng giấy dơ bẩn, thầy Bảy vẫy tay ra hiệu cho “bệnh nhân” nằm sấp xuống và bắt đầu màn trị bệnh “độc nhất vô nhị”. Mỗi lần chữa bệnh, vừa tiền thuốc và công thầy Bảy lễ cũng ngốn gần cả triệu đồng của gia đình người bệnh.

Ngoài cách chữa bệnh “thần thánh” như trên, các “thầy” nhà quê còn qua mặt cơ quan chức năng bằng việc bói toàn, cúng kiếng lên đồng…Họ không bao giờ “hành nghề” một chỗ vì như thế rất dễ bị cơ quan chức năng phát hiện. Sau một thời gian chữa bệnh ở xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, thầy Bảy “hốt” được một số vốn khá rồi lặn biệt tăm. Những người dân ở lại chỉ còn biết dở khóc dở cười với “chai thuốc quý” của thầy được bán với giá trên trời… 600.000 đồng/chai!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm