| Hotline: 0983.970.780

Cưỡi ngựa đóng phim

Thứ Năm 23/01/2014 , 09:59 (GMT+7)

Cưỡi ngựa đóng phim có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Khi quay phim “Sương gió biên thùy”, từ ngôi sao như Việt Trinh đến võ sư như Lê Văn Nghĩa đều ê ẩm mình mẩy vì bị bạn diễn bốn chân hất xuống đất ngã lăn quay...

Nền điện ảnh non trẻ của nước ta chưa có bộ phim nào trực tiếp lấy con ngựa làm nhân vật như hình ảnh Bạch Long trong phim “Tây du ký”. Đáng kể nhất, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhóm nghệ sĩ Lý Huỳnh có làm một bộ phim lấy bối cảnh trường đua và nghề nài ngựa. Thế nhưng, con ngựa vẫn sống động trên màn ảnh Việt như một loại... đạo cụ đặc biệt.

Không thể kể hết bao nhiêu phim nhựa và bao nhiêu phim truyền hình có sự tham gia của các tuấn mã. Hầu hết các phim đề tài lịch sử hoặc dã sử đều có “bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền” như “Trùng quang tâm sử”, “Kỳ tích núi Bà Đen”, “Lục Vân Tiên”, “Vó ngựa trời Nam”, “Thăng Long đệ nhất kiếm”... Đáng lưu ý là tất cả diễn viên đóng phim chung với ngựa đều cảm thấy ái ngại vì vừa hứng thú vừa... mạo hiểm. Dù tài năng như Thành Lộc khi cùng Kim Khánh ngồi xe ngựa trong phim “Dòng sông thơ ấu” cũng thấy... hơi ớn lạnh.

Cưỡi ngựa đóng phim có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Khi quay phim “Sương gió biên thùy”, từ ngôi sao như Việt Trinh đến võ sư như Lê Văn Nghĩa đều ê ẩm mình mẩy vì bị bạn diễn bốn chân hất xuống đất ngã lăn quay. Đạo diễn chỉ điều khiển được nghệ sĩ chứ không thể ra lệnh cho ngựa. Vì vậy, đoàn làm phim nào vớ phải kịch bản có con ngựa thì kinh phí luôn phát sinh rất khó kiểm soát. Không chỉ trả tiền thuê ngựa, mà còn phải trả tiền cho chủ ngựa theo chăm sóc. Chưa kể, có không ít đoàn làm phim phải cắn răng đền tiền những con ngựa bị thương tật trong quá trình quay phim.

Từ ngày trường đua Phú Thọ (TP. HCM) đóng cửa cách đây 3 năm, các đoàn làm phim tương đối khó khăn khi muốn tìm ngựa đóng phim. Vì các hộ dân chuyên nuôi ngựa lần lượt bỏ nghề nên muốn tìm ngựa xứng danh Xích Thố hay Truy Phong cực kỳ nan giải. Diễn viên Lý Hùng thổ lộ về hai lần đóng phim với ngựa rất đáng nhớ: “Khi đóng phim “Phạm Công Cúc Hoa” thì tôi ốm ngựa mập, còn khi đóng phim “Tây Sơn hào kiệt” thì tôi mập ngựa ốm! Khoảng cách 20 năm đúng là thay đổi nhiều thứ”.

Các giống ngựa quý đang dần mai một. Muốn có ngựa to khỏe để đóng phim thì đành... đi thuê của nước ngoài. Bộ phim “Huyền sử thiên đô” thuê mấy chục con ngựa của Trung Quốc có vóc dáng vạm vỡ, cao trên 1,8 m. Nhìn đàn ngựa thì đẹp không chê vào đâu được, nhưng diễn viên rất chật vật khi leo lên cưỡi!

Năm Giáp Ngọ, người Việt không còn trường đua ngựa, nhưng thú chơi ngựa vẫn tồn tại trong đời sống. Hy vọng, một ngày nào đó, chuyện cưỡi ngựa đóng phim không còn làm trở ngại ý tưởng nghệ thuật của các nhà làm phim!

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm