| Hotline: 0983.970.780

Đem bố mẹ .. 'bỏ chợ':

'Cười' ra nước mắt chuyện 'trăm dâu đổ đầu' nhà dưỡng lão

Thứ Sáu 27/04/2018 , 14:10 (GMT+7)

Ở Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi Hà Nội có ông Trần Bình (đã đổi tên). Ông có 2 người con gái, một làm việc bên Đức, một ở nhà chồng ngay tại Hà Nội...

Chỉ là bố vợ, không đưa về nhà tôi được

Dù gần con gái út nhưng ông vẫn ở riêng đến khi mắc tai biến liệt nửa người mới được con rể (có vợ đang ở Đức) đưa vào nhà dưỡng lão.

Người này ký hợp đồng, đặt cọc 10 triệu và nộp tiền tháng đầu 7 triệu rồi không đóng nữa. Nhiều lần đòi tiền phụng dưỡng nhưng anh chối: “Tôi không có tiền”. Chị Trần Thị Minh Thu-Giám đốc Trung tâm tức lắm vì biết anh này là chủ một cửa hàng phở ở rất đông khách nên bảo: “Anh không có tiền thì chúng tôi sẽ mang ông về trả ở nhà anh”. Người con rể xua tay, giọng dứt khoát: “Không đưa ông ấy về đây được vì đó là nhà của bố mẹ tôi. Ông ấy chỉ là bố vợ thôi”.

Đưa về nhà ông nơi đứa cháu đang ở thì chỉ bắt gặp cảnh cửa đóng then cài. Chị Thu lại đành phải gặp anh con rể. Nói đi, nói lại mãi, cuối cùng anh ta khất nợ cũ sau này trả và xin Trung tâm bớt đi 2 triệu, chỉ còn 5 triệu tiền phí hàng tháng kể cả tiền bỉm. Trong đó, tiền lương hưu của ông 2 triệu thì đưa Trung tâm thẻ ATM để rút còn mỗi người con gái đóng nuôi bố 1,5 triệu. Sau đàm phán đóng đều được vài tháng, đến tháng 4 này là 3 tháng liên tiếp họ lại không đóng nữa.
 

Cái giá đó còn xa lắm

Một buổi chiều có bà cụ đến trình bày: “Hoàn cảnh bà khó khăn lắm, ông thì già yếu rồi, bà hơn 80 tuổi không thể chăm được. Cho bà đặt cọc 5 triệu thay vì 10 triệu cháu nhé!”. Chị Thu đồng ý. Ông Trần Đình Thế (đã đổi tên) đến trên cái cáng trong tình trạng da bọc xương. Anh con trai bảo sau tai biến bố mình đã nằm như thế 1,5 năm rồi. Kiểm tra thấy vết loét ở mông nhưng anh ta chỉ ghi vào hồ sơ: “Bố tôi suy kiệt tuổi già, vết đen ở vùng xương cùng cụt”. Là người viết hợp đồng nhưng lúc ký anh ta lại đùn cho mẹ rồi bỏ ra ngoài. Nài nỉ giảm giá các kiểu, cuối cùng mức phí cũng được chốt là 8 triệu đồng/tháng, do chính bà trả.

18-34-28-dsc-1004132519676
Cảnh đọc báo ở một nhà dưỡng lão

Ông Thế còn bị tiểu đường nặng nhưng anh con trai giấu bệnh, không cho Trung tâm biết. Bản thân anh ta cũng bị tiểu đường nên biết rõ hơn ai hết phải ăn kiêng cái gì, nhất là tránh đồ ngọt mà chẳng hiểu sao lại đưa toàn bánh kẹo cho ông ăn. Hơn 2 tháng sau vết loét của ông Thế mở rộng dần lên do nằm một chỗ lại không hề được kiêng khem đồ ngọt.

Trung bình một tuần bà đến thăm ông một lần, chị Thu đều bảo: “Bà ơi, ông bị loét nặng lên đấy. Ông ngồi dựa lưng vào tường thì loét ở lưng, hai chân kẹp vào nhau cũng bị loét cả”. Thỉnh thoảng, người con trai đến cũng được lật băng ra cho xem tiến triển của vết loét.

Cuối năm, anh này đến nói với chị Thu rằng: “Thôi năm nay chẳng biết ông sống được bao lâu, cả nhà em xác định đón về ăn cái Tết cuối cùng”. Về 3-4 giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau anh ta liền gọi điện chửi tới tấp: “Đ.M chúng mày. Chăm sóc bố tao như thế à? Để bố tao loét như thế này à? Tao để cho chúng mày ăn xong cái Tết sau đó sẽ đến chém từng đứa một”. Người em “đấm” còn người anh thì “xoa”: “Bây giờ chị tính sao đây?”.

Miền Bắc có khoảng 16 nhà dưỡng lão tư nhân, tập trung hầu hết ở Hà Nội còn các tỉnh vẫn chỉ là những dự án đang được ấp ủ.

Do lúc ấy Trung tâm vẫn còn đang giữ sổ bảo hiểm với chứng minh thư của ông nên cho người mang đến. Người con trai trách lên, trách xuống rằng nhà dưỡng lão không điều trị cho bố mình để đến nỗi thế này khiến chị Thu phải thanh minh: “Trung tâm dưỡng lão không có nhiệm vụ điều trị bệnh, nếu điều trị là sai pháp luật”. Người này liền lu loa lên rằng: “Là thạc sĩ, bác sĩ mà mày vô trách nhiệm, vô lương tâm thế? Khi bố tao bị loét mà không thông báo cho tao biết?”. Chị Thu mới bảo tiếp: “Thứ nhất là em không ký hợp đồng cũng không mấy khi đến thăm nên không biết rõ tình trạng của ông thôi”.

Sau Tết anh Hà Vĩnh-quản lý Trung tâm đến thanh lý hợp đồng. Sau khi đặt vấn đề: “Trung tâm gửi lại gia đình tiền đặt cọc 5 triệu cộng với hỗ trợ thêm 8 triệu cho ông điều trị ở bệnh viện. Chúng tôi không đền bù bởi vì không có lỗi”. Anh con trai không cần rào đón mà rằng: “Cái giá đấy thì còn xa lắm!”. Trong khi bà mẹ mếu máo khóc vừa như thanh minh vừa như xin lỗi rằng: “Hai đứa con tôi mất dạy quá, tôi không bảo được nó”…thì anh Vĩnh vẫn nhẫn nhịn đáp “Xa vời là bao nhiêu?”. Người con trai úp mở: “Thôi, Trung tâm cứ về suy nghĩ, nếu thay đổi quan điểm thì điện lại, tôi sẽ để lại cho một cửa”.

Không thấy có bất kỳ động thái phản hồi nào, anh này gọi điện dọa đưa hết chuyện lên facebook, báo, mạng xã hội. Sau đó, đơn từ bay khắp nơi nhưng kể cả Sở Y tế đến kiểm tra cũng chỉ kết luận: “Trung tâm chăm sóc người cao tuổi không có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi”.
 

Bán nhà vào dưỡng lão

Bà Nguyễn Thị Lan (đã đổi tên) ở Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) góa chồng sớm, một mình nuôi dạy người con duy nhất để về già lại lầm lũi một mình vì nó đã định cư ở nước ngoài. Ngày ngày vào ra như một cái bóng nên năm 2015 bà quyết định bán căn hộ chung cư ở Nghĩa Tân để vào ở hẳn trong Trung tâm. Với mức phí 8,5 triệu, ngoài khoản lãi hàng tháng nhờ gửi tiết kiệm số tiền bán nhà bà phải phụ thêm khoản lương hưu 2,8 triệu. Từ ngày vào đây, tinh thần bà trở nên phấn chấn hẳn, nhất là những khi nhận được điện thoại của cô con gái nơi xứ người.

Bà Trần Thị Vân (đã đổi tên) tuy có mấy người con ngay Hà Nội nhưng lúc về già vẫn ở một mình trong ngôi nhà 3 tầng. Một lần bà bị tiền đình ngã phải nằm viện 20 ngày mà con cháu không thể chăm sóc được.

“Lúc ốm đau chúng không có trách nhiệm mấy thì mình phải tự cứu mình chứ? Cũng may trước đó con trai ra ở riêng, cắt hộ khẩu, con gái đi lấy chồng cắt hộ khẩu nên sổ chỉ có mỗi mình tôi đứng tên chứ nếu không thì khó bán đấy. Cũng bực mình mới các con nên tôi mới bán nhà với giá rẻ 1,8 tỉ chứ lúc ốm nằm viện người ta đã trả 1,95 tỉ rồi”. Ôm đống tiền, bà đi gửi tiết kiệm.

18-34-28-dsc-1013132530460
Giờ ăn ở một nhà dưỡng lão

Trong dịp ra ngoại tỉnh vãn cảnh chùa, bà Vân có thổ lộ chuyện buồn bực của gia đình và ý định muốn vào nhà dưỡng lão. Nghe vậy ông thầy liền nói: “Ôi giời ơi, vào nhà dưỡng lão đến giờ ăn cơm người ta giật dây cái là ăn, giật dây cái là ngủ, chớ chớ. Con cứ vào đây, thầy để cho 1 phòng mà ở”. Nghe bùi tai, bà liền đánh một chuyến xe ô tô chở lỉnh kỉnh nào ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng, giường đệm vào ở trong một căn phòng một bên là tam bảo, một bên là nhà vong, buổi tối dù muốn cũng không dám đi vệ sinh.

Yên ổn được vài hôm, lúc ngồi ăn cơm thầy cứ luôn miệng bảo bà: “Còn bao nhiêu tiền gạch ngói, tiền công xây dựng chưa có mà trả…”. Bà liền bảo: “Con đưa tạm cho thầy 3 triệu tiền ăn, còn gạo nước, tiền điện con cũng góp nốt”. Thầy có vẻ không thích. Nghĩ là con cái không ưng, nó bỏ bà thì số tiền bán nhà phải đưa tất cho thầy. Bà phải đánh trống lảng: “Con bán nhà đã gửi hết tiết kiệm, cháu nó cầm sổ rồi bởi nghĩ mẹ già lẩm cẩm nên đi lấy lãi nó cũng phải đi cùng ”. Tuy giải thích như vậy nhưng bà vẫn bị đối xử lạnh nhạt nên quyết chí xin vào nhà dưỡng lão.

Ở đây, bà được chuyện trò cùng các bạn già, được nâng niu từng bữa ăn, giấc ngủ. Thông thường là người mới đến sẽ ở vài năm trong phòng dịch vụ cho đến khi yếu quá thì vào phòng chăm sóc rồi mất ở đó. Nếu có yêu cầu, nhà dưỡng lão sẽ lo đầy đủ tang gia, thậm chí ở cơ sở 2 tại Sóc Sơn còn mới xây một ngôi chùa để cho họ gửi ảnh sau khi qua đời... 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm