| Hotline: 0983.970.780

Cuối tháng 6 khảo sát tour du lịch Trường Sa

Thứ Tư 03/06/2015 , 15:57 (GMT+7)

Cách đây hơn 10 năm, con tàu của công ty Hải Thành đã nhổ neo rời Tân Cảng (TP.HCM), đưa hơn 100 khách tới khám phá miền đảo xa của Tổ quốc. 

Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nói với VietNamNet cuối tháng 6 sẽ tổ chức một đoàn đi khảo sát chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức tour du lịch tại đảo Trường Sa. 

Sáng nay, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Sở đang làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để lên kế hoạch cho chuyến khảo sát tại đảo Trường Sa vào ngày 22/6, tiến tới tổ chức các tour du lịch.

“Trong chuyến khảo sát chúng tôi phải xem xét ở ngoài đó có những điểm gì hấp dẫn du khách, rồi thiết kế tour, đi lại, ăn ở sao cho thuận tiện nhất, phù hợp với khả năng, nhu cầu của du khách. Tour du lịch Trường Sa sau khi được thiết kế mới được chính thức công bố”, ông Khánh nói.

Trường Sa, du lịch, hải quân
Chuyên du lịch ra đảo Trường Sa lần đầu tiên đã được thực hiện cách đây hơn 10 năm.Ảnh: Thái Thiện

Trong khi đó, một đại diện của công ty cổ phần dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng cho biết, kế hoạch phối hợp triển khai chương trình du lịch đảo Trường Sa đang được đơn vị tích cực chuẩn bị, sau đó trình sẽ UBND TP xem xét, quyết định. Hiện chỉ ở giai đoạn khảo sát ban đầu, nên đơn vị chưa thể cung cấp thông tin gì thêm.

Trước đó, UBND TP.HCM thông báo, giao Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, tổng công ty Du lịch Sài Gòn, tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist và công ty cổ phần dịch vụ Bay và du lịch biển Tân Cảng hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa.

Trường Sa, du lịch, hải quân
Những du khách đầu tiên đón tàu du lịch ra tham quan đảo Trường Sa năm 2004 

Chuyến khảo sát dự kiến vào ngày 22/6 tới chuẩn bị cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp tuyến du lịch ra Trường Sa.

Bên cạnh đó, tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa…

Trường Sa, du lịch, hải quân
Chuyến du lịch ra Trường Sa cách đây 10 năm có giá 2,8 triệu đồng/khách

Giá cả hợp lý là tiêu chí được UBND TP đặc biệt quan tâm, lưu ý, để tour du lịch có thể dễ dàng tiếp cận người dân.

Đây không phải lần đầu, việc tổ chức du lịch Trường Sa được khai thác. Cách đây hơn 10 năm, con tàu của công ty Hải Thành đã nhổ neo rời Tân Cảng (TP.HCM), đưa hơn 100 khách tới khám phá miền đảo xa của Tổ quốc. 

Đây là tour đầu tiên tới Trường Sa, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch của quần đảo này. Giá tour lúc đó là 2,8 triệu đồng/khách trong thời gian từ 8 ngày 7 đêm. 

Kinh phí cho chuyến đi lúc bấy giờ khoảng 5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó vì các lý do khách quan, tour du lịch này đã không được duy trì.

 

(Vietnamnet)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm