| Hotline: 0983.970.780

"Cướp mẹ"

Thứ Tư 01/10/2014 , 08:25 (GMT+7)

Bà Mùi đang nằm trên võng thiu thiu ngủ thì chị Mai, con bà vực dậy gấp: Đi! Mẹ đi theo con.

Không biết chuyện gì đang xảy ra nhưng bà Mùi cũng ngoan ngoãn nghe lời con gái. Chị Mai chở bà ra ngồi ghế đá công viên rồi căn dặn:

- Mẹ ngồi đây chơi, đọc báo, đừng đi đâu hết. Khoảng mười phút con quay lại đón mẹ.

Nói rồi chị Mai chạy xe về nhà để “đấu khẩu” cùng hai chị của mình tên Đào và tên Cúc. Hóa ra cũng vì giành đất, giành nhà mà chị em trở mặt, tương tàn.

Bà Mùi có 9 người con, nhưng chiến tranh đã lấy đi mất 4 người con của bà. Giờ bà còn 5 người, hai trai, ba gái. Hai người con trai lớn định cư ở Mỹ và Nhật, có công việc ổn định, nói đúng hơn là khá giả. Hằng tháng, hai người gửi tiền đều đặn về cho mẹ để bồi bổ sức khỏe, dưỡng già.

Ở Việt Nam, còn lại 3 cô con gái, tất cả đều đã lập gia đình và có nhà riêng. Duy chỉ có người con út là chị Mai, đã ly dị với chồng nên ôm con về sống chung với mẹ.

Ngày trước, ba chị em gái thương nhau thắm thiết, dù có chồng nhưng cứ hễ có miếng ngon vật lạ là mang san sẻ cho nhau. Nhưng từ khi hai cô chị nghe mẹ sẽ sang tên ngôi nhà cho chị Mai, mọi chuyện bắt đầu thay đổi rõ rệt.

Cô chị thứ 7 tên Đào, thứ 8 tên Cúc, tuy chưa ra mặt ghét em mình nhưng ít tới lui. Biết được mẹ chưa chính thức là người thừa kế ngôi nhà từ ngoại để lại (theo luật, bà Mùi là người thừa kế), chị Cúc đã nhanh tay mượn giấy tờ nhà lấy cớ là vay ít tiền kinh doanh. Thực chất chị Cúc đang cố giữ giấy tờ sợ bà Mùi sang tên.

Về phần chị Đào, thấy mình thất thế nên ngả về chị Cúc. Hai người toan tính đợi khi bà Mùi mất trí nhớ, đầu óc không còn minh mẫn, thì ngôi nhà sẽ được chia đều cho ba chị em gái, nếu bà Mùi mất đi.

Bởi trên thực tế, dù có chồng nhưng ba cô gái vẫn còn nằm trong hộ khẩu của mẹ ruột. Hai cô chị còn tính toán, với ngôi nhà nằm ở khu trung tâm thành phố thế này, chắc chắn sẽ không dưới 10 tỉ đồng. Lòng tham trỗi lên đã khiến cả hai người từ những người chị mẫu mực trở nên trơ trẽn.

Bà Mùi không hay biết điều đó. Bà đã gần 90 tuổi, dù sức khỏe còn tốt, nhưng những năm gần đây trí nhớ của bà rất kém, hay nhớ trước quên sau. Cũng vì vậy mà hai cô chị lộng quyền.

Chuyện chưa dừng lại ở đó. Cô chị Đào vì muốn nuốt gọn ngôi nhà nên đã dùng kế rước mẹ về nhà mình để phụng dưỡng. Chị Đào lấy cớ rằng chị Mai bỏ bê mẹ, đi suốt ngày nên không ai chăm sóc. Chị Đào còn rước hai con của chị Mai lên ở chung với mình để tiện việc ăn học, đồng thời hứa sẽ bỏ tiền ra nuôi hai con của chị Mai cho đến lúc tốt nghiệp đại học.

 “Sống ở đây lâu ngày, chắc chắn mẹ sẽ thay đổi ý định mà để lại ngôi nhà cho mình”, chị Đào nghĩ thế. Ngôi nhà chung được chị Đào tu sửa gần 100 triệu đồng (theo như chị thống kê) để cho sinh viên thuê ở và có chỗ ấm cúng cho chị Mai đi về. Mỗi tối, cô con gái lớn chị Mai về ngủ để quản lý mẹ và người thuê phòng.

Từ lúc chị Đào rước mẹ về nhà mình, chị Cúc bắt đầu khó chịu và có nảy sinh hiềm khích. Từng hợp tác trong phi vụ chia đất, giờ hai người ghét nhau. Chị Đào thường hay nói xấu về hai người em mình trước mặt mẹ, thậm chí còn không cho ai gặp mẹ dù chỉ vài giây.

 Sợ hai con gái của chị Mai nghĩ xấu về mình, chị Đào đã lập mưu kế đổ oan cho chị Mai ăn cắp tiền, vàng nhà mình. Với hình tượng trong quá khứ không mấy tốt đẹp (ăn nhậu, quan hệ với đàn ông lung tung), nghiễm nhiên hai cô con gái tin rằng mẹ mình xấu xa như thế.

Để lấn áp tinh thần của hai cô em, chị Đào thường cho người chặn đường hăm dọa, dằn mặt chị Cúc, đồng thời ra quán chị Mai đang làm để gây sự, phá đám. Nhiều lần chị Mai bị chị Đào đánh đến sung húp mắt nhưng chị vẫn cố chịu đựng vì con gái mình và vì chị yếu ớt (do nghiện rượu).

Có nhiều đêm nằm một mình chị khóc rồi tự trách bản thân: “Sao mình ngu quá! Nếu biết trước tâm địa của chị như thế thì mình đã không cho hai đứa con lên đó sống”. Mà nói đi cũng phải nghĩ lại. Nếu không gửi con cho chị Đào nuôi, có lẽ bây giờ hai đứa đã nghỉ học vì không ai lo.

Mặc dù cố tỏ ra mình là người nhân hậu, bao dung nhưng chị Đào không thể che giấu được lòng dạ độc ác. Bà Mùi biết tính tình của mỗi đứa con ngay từ khi còn nhỏ nên vì lý do đó bà không để lại cho cô 7, cô 8 một tí xíu đất.

Sau nhiều năm ở nhà chị Đào, bà vẫn không thể nào thay đổi cách suy nghĩ. Dù đã không nhớ quá khứ nhiều như trước nhưng bà luôn miệng kêu mọi người đưa bà đến luật sư để chuyển tên chủ nhà cho chị Mai. Thấy công bao nhiêu năm của mình như muối bỏ biển, chị Đào quay sang ép mẹ mình bán nhà để chia đều. Đuôi cáo của chị ngày càng lộ rõ khiến bà Mùi thêm khó chịu, sinh bệnh.

Trước sức ép của chính quyền địa phương, chị Đào buộc phải đưa bà Mùi về lại mái nhà xưa. Thấy mình trắng tay vì bao nhiêu năm bỏ tiền của, công sức vẫn không thu được gì, chị Đào nghĩ dại: “Cướp mẹ!”.

Chị giả vờ xuống thăm mẹ, dẫn bà ra hiên nhà hóng mát rồi thừa cơ dắt đi. Bị chị Cúc phát hiện (chị Cúc cũng “mai phục” nhiều ngày qua để nhờ bà Mùi ký tên chuyển người sử dụng nhà), dẫn đến cả ba gây gỗ ẩu đả, đánh nhau như dân chợ búa.

Chuyện đến nước này, buộc hai người anh lớn phải về Việt Nam giải quyết...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm