| Hotline: 0983.970.780

Cựu binh một chân sửa xe đạp suốt 30 năm

Thứ Bảy 27/07/2019 , 06:55 (GMT+7)

65 tuổi, ông Thắng "vật" chiếc xe đạp lên nhẹ như lông hồng trong cái nắng gay gắt mùa hè. 

Cựu chiến binh Đỗ Văn Thắng sửa xe tại nhà riêng ở Khoái Châu, Hưng Yên.

Năm 1974 chàng thanh niên 20 tuổi Đỗ Văn Thắng (trú tại thôn Mãn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) lên đường nhập ngũ vào bộ đội, với quyết tâm cầm súng bảo vệ Tổ quốc.

Ông từng đóng quân ở nhiều chiến trường Việt Nam và phục vụ chiến đấu 5 năm từ năm 1981-1986 ở nước bạn Campuchia. Cũng chính tại chiến trường này ông đã "gửi lại" một phần trên cơ thể của mình.

Xuất ngũ năm 1986, từ nước bạn Campuchia trở về với đôi chân không còn nguyên vẹn, ông bị suy giảm sức khoẻ 61%. Sau vài năm nghỉ ngơi để hồi phục lại những vết thương thời chiến tranh, sức khỏe ông đã dần ổn định, thế nhưng không thể làm được những công việc nặng nhọc.

Không thể phó mặc cho số phận, năm 1990 ông Thắng quyết định mở quán sửa xe đạp - cái nghề mà trong lúc ông đang đóng quân tại miền Nam đã học được. Sau một thời gian gắn bó với công việc sửa xe đạp, quán sửa xe của ông đã có uy tín và nổi tiếng trong khu vực, được nhiều bà con tin tưởng. Ông Thắng đã đảm bảo được thu nhập cho gia đình nhỏ dù không dư dả.

65 tuổi, ông Thắng "vật" chiếc xe đạp lên nhẹ như lông hồng trong cái nắng gay gắt mùa hè.  Bà Tuyết (vợ ông Thắng), cho biết mấy năm nay sức khỏe ông Thắng yếu đi nhiều, gia đình khuyên ông nghỉ.

“Có hôm tối muộn rồi, một cháu học sinh còn đến sửa xe, ông Thắng ăn vội bát cơm rồi xắn tay vào làm, ngồi kỳ cạch mãi không xong, tôi ra bảo ông nghỉ ngơi mai rồi làm tiếp thì ông ấy bảo phải làm cho xong, sáng sớm mai cháu nó còn lấy xe đi khải giảng”, bà Tuyết nói.

"Ngày trước, người đi xe đạp nhiều còn có việc mà làm. Ba năm nay, xe đạp ít hơn rồi, mọi người dùng xe đạp điện nhiều lên, thỉnh thoảng tôi nhận vá thêm săm xe máy, thay nhông xích. Thu nhập hàng tháng chẳng đáng là bao. Mình làm cho vui thôi, chứ ngồi không cũng chán.", ông Thắng cười nói.

Sửa được chiếc xe nào, ông Thắng lại lên đi thử cho chắc ăn rồi mới giao cho khách. 

Anh Nguyễn Văn Cảnh (37 tuổi, hàng xóm nhà ông Thắng) cho biết, tuy ông Thắng sửa xe không được nhanh, nhưng về độ cẩn thận thì ông Thắng là số một. Sau mỗi lần sửa xe, ông Thắng đều lên đi thử, khi nào thấy chiếc xe thật sự ổn định ông mới giao cho khách.

Hơn nữa ông Thắng sửa xe lấy giá rất rẻ. Thậm chí nhiều em học sinh đến sửa xe, ông Thắng còn không lấy tiền, khi biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Kể về những năm tháng ở chiến trường ông Thắng rưng rưng nước mắt. Hơn 30 năm trước, ông khóc vì sự hy sinh tàn khốc của chiến tranh, hơn 30 năm sau ông lại khóc vì nhiều xương cốt của những người đồng đội từng “vào sinh ra tử” với ông đang nằm lại chiến trường.

Ông Thắng bảo, ông được sống như ngày hôm nay, bao đồng đội đã ngã xuống. "Chiến tranh loạn lạc, bom đạn tránh mình chứ mình biết đâu mà tránh. Tuổi già quên nhiều thứ, nhưng những ngày cầm súng chiến đấu thì không bao giờ quên. Đó là những ngày hi sinh gian khổ nhưng cũng đẹp đẽ nhất. Được sống và trở về là tự hào lắm rồi", ông Thắng nói.

Giờ đây các con ông Thắng đều đã  trưởng thành, làm ăn khá giả. Những hôm trái gió trở trời, cơn đau lại hành hạ ông Thắng, thương bố các con khuyên bố nghỉ làm nhưng ông Thắng không nghe. Với ông công việc sửa xe là niềm vui trong những năm tháng tuổi già.

Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, ở địa phương, ông Thắng là một tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vượt lên khó khăn. 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm