| Hotline: 0983.970.780

Cựu chiến binh giữ rừng

Thứ Tư 26/08/2015 , 10:28 (GMT+7)

Những năm qua, phong trào bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng (BVR, PCCR) luôn được các hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) tích cực hưởng ứng.

Bám rừng

Theo chân cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai vào rừng, chúng tôi được chứng kiến không khí làm việc của đoàn CCB ấp 7, xã Mã Đà, rất khẩn trương và đầy trách nhiệm.

Đúng 7 giờ sáng, hàng chục CCB đã tập trung đông đủ tại Trạm Kiểm lâm Bàu Điền (Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn), trên tay mang theo rựa, cây cào, chổi… để chuẩn bị vào rừng làm công việc thường ngày phát dọn đường băng cản lửa.

Theo sự phân công của trưởng đoàn Trịnh Bá Lạp (Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp 7), một nhóm đi trước phát dọn cành cây, chùm cỏ mọc tủa ra hai bên đường băng, nhóm đi sau cào gom rác chung với thảm lá khô, nhóm còn lại bật lửa đốt rác cho sạch sẽ, đồng thời canh chừng không để lửa cháy lan vào rừng.

Mỗi người một việc, ai cũng hăng hái khẩn trương vào việc để xong sớm còn tiếp tục đi đến khu vực khác cho kịp tiến độ được giao.

Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng CCB Nguyễn Văn Lữ vẫn tham gia tích cực công tác BVR, PCCR ngay từ những ngày đầu.

Không quản trời mưa hay nắng, ngày nào ông cũng đều có mặt rất đúng giờ và sẵn sàng nhận “lệnh” vào rừng tham gia công việc cùng với các hội viên khác.

09-32-19_nh-2
Sáng kiến dùng quạt gió thổi lá khô dọn đường băng cản lửa

“Khi những người lính từng trải trong chiến tranh trở về, họ luôn tích cực tham gia mọi phong trào ở địa phương. Nhờ sự phối hợp tốt giữa quân và dân nên những năm gần đây công tác tuyên truyền về giá trị của rừng và quy định của pháp luật về BVR đã được người dân nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt.
Do vậy, tất cả những đối tượng trước đây thường sống bám rừng chặt cây, bẫy thú rừng, xẻ gỗ trái phép… đã bỏ nghề để chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi”, ông Nguyễn Ngọc Quế cho biết.

“Tôi cảm thấy rất hào hứng khi được cùng các đồng đội tham gia công việc BVR, PCCR. Hơn nữa, khi cùng nhau vào rừng chúng tôi có dịp giao lưu, kể cho nhau nghe những kỷ niệm thời chiến tranh, cũng như chia sẻ về cuộc sống gia đình.

Nhờ vậy, làm công việc suốt cả buổi cũng chẳng biết mệt, ngược lại chúng tôi cảm thấy tinh thần rất sảng khoái và khỏe ra”, ông Lữ tâm sự.

Nhiều sáng kiến

Theo Chi hội CCB ấp 7, năm 2014, khi Khu bảo tồn phát động phong trào BVR, PCCR thì tất cả các hội viên trong Chi hội đều tình nguyện tham gia.

Chi hội trưởng Trịnh Bá Lạp chia sẻ: “Thời chiến tranh, chúng tôi đã từng cầm súng chiến đấu suốt trong rừng nên có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống.

Vì vậy, khi nhận làm các công việc chúng tôi đều có thể triển khai ngay mà không bỡ ngỡ. Thậm chí nhiều người còn đóng góp những sáng kiến để giúp công việc BVR, PCCR được tốt hơn. Chúng tôi nghĩ ra cách dùng máy quạt để thổi gió, làm sạch lá nhanh…”.

Theo ông Lạp, công việc hằng ngày của các hội viên là đi phát dọn thông thoáng đường băng cản lửa trên địa bàn ấp; đồng thời chia nhau chốt trực tại các điểm nóng để ngăn ngừa nguy cơ cháy rừng xảy ra vào mùa khô.

Còn trong mùa mưa, mọi người lại cùng tham gia trồng cây chăm sóc rừng, xịt thuốc, phát dọn cỏ.

09-32-19_nh-3
Chi hội CCB ấp 7 luôn hoàn thành tốt công việc được giao

Ngoài ra, các thành viên còn tích cực hỗ trợ lực lượng kiểm lâm truy bắt các đội tượng vi phạm chặt phá cây rừng, cài bẫy, săn bắn động vật rừng.

Ông Nguyễn Ngọc Quế, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bàu Điền cho biết: “Suốt những năm qua, khi chúng tôi giao nhiều công việc quan trọng đều được các CCB ấp 7 làm rất tốt.

Nhiều khi nửa đêm nếu cần hỗ trợ công việc đột xuất, họ sẵn sàng có mặt. Đến nay, chúng tôi hoàn toàn yên tâm mỗi khi giao việc canh rừng cho họ”.

Theo ông Quế, từ những ngày đầu thành lập, Chi hội CCB ấp 7 còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trạm đã đề xuất lên Ban GĐ Khu bảo tồn tạo điều kiện cho các hội viên trong chi hội tham gia vào công tác BVR, PCCR, để giúp họ có thêm khoản tiền gây quỹ cho chi hội; đồng thời tăng cường lực lượng BVR, PCCR được tốt hơn.

Không những thế, CCB còn giúp trạm rất nhiều trong công tác tuyên truyền ý thức người dân trong công tác quản lý, BVR…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm