| Hotline: 0983.970.780

Cựu chủ tịch Vinashin: 'Lỗ là do khủng hoảng kinh tế'

Thứ Ba 28/08/2012 , 16:43 (GMT+7)

Sáng 28/8, trả lời lý do xin giảm nhẹ hình phạt, cựu tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn, gánh trên vai trọng trách lớn nên phải có quyết định nhanh, dẫn đến những sai sót.

Sáng 28/8, trả lời lý do xin giảm nhẹ hình phạt, cựu tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn, gánh trên vai trọng trách lớn nên phải có quyết định nhanh, dẫn đến những sai sót.

>> Cựu chủ tịch Vinashin bình thản hầu tòa

“Tuy nhiên, cái sai này là do hoàn cảnh khách quan đưa lại”, người từng nhiều năm đứng đầu tập đoàn Vinashin nói.

Một trong những quyết định sai lầm khiến ông Bình bị truy cứu trách nhiệm hình sự là việc mua tàu Hoa Sen. Đầu năm 2007, qua môi giới, ông Bình đã giao cho bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin) mua tàu Cartour (Hoa Sen) cũ của Italy. Ông Bình ký công văn gửi Thủ tướng đề nghị cho Vinashin được đóng mới 6 tàu biển cao tốc chở khách, song trước mắt là mua - thuê 2 tàu của nước ngoài.


Cựu tổng giám đốc Vinashin: “Tôi là người duy nhất trong một tập đoàn Nhà nước kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên phải có quyết định nhanh chóng, dẫn đến sai sót”

Trong khi Thủ tướng chưa có ý kiến, ông Bình đã ban hành nghị quyết về việc đầu tư tuyến vận tải cao tốc Bắc - Nam trên biển. Khi Văn phòng Chính phủ có công văn đồng ý chủ trương đóng mới tàu biển, ông Bình không thông báo ý kiến Thủ tướng cho các thành viên HĐQT mà tiếp tục giao cho ông Liêm xúc tiến mua tàu Hoa Sen với giá gần 1.300 tỷ đồng.

Ông Bình cho rằng, mua con tàu vào thời điểm đó là phù hợp nhất. Việc ký một loạt các quyết định để xúc tiến hợp đồng được cựu chủ tịch Vinashin này tiến hành khẩn trương. Mua tàu về, kinh doanh không hiệu quả, giai đoạn đầu bị lỗ, sau đó mới dần có lãi. “Việc lỗ là do khủng hoảng kinh tế”, ông Bình trình bày trước HĐXX phúc thẩm.

Bị cáo thừa nhận trong dự án mua tàu Hoa Sen, khi ra quyết định đã không hiểu đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ “đóng mới tàu biển chở khách Bắc - Nam”. “Tôi là người duy nhất trong một tập đoàn Nhà nước kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên phải có quyết định nhanh chóng, dẫn đến sai sót”, ông Bình khai.


Tàu Hoa Sen ế khách, nợ lương nhân viên hàng tỷ đồng

Tiếp đó, ông Trần Văn Liêm (án sơ thẩm phạt 19 năm tù) trình bày về lý do kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường. “Mức án và bồi thường quá lớn, quá nặng với tôi”, ông Liêm trình bày.

Bị cáo thừa nhận mới chỉ nhìn con tàu qua hình ảnh nhưng vẫn ký hợp đồng mua vì "Vinashin đã có quyết định nên buộc phải làm". Dù thấy mua con tàu là "sai lầm", nhưng ông Liêm vẫn làm vì sợ bị cấp trên kỷ luật. “Tôi bị thụ động”, ông Liêm nói.

Như ông Bình, ông Liêm cho rằng việc tàu cũ mua về hoạt động không hiệu quả, lại gánh thêm chi phí sửa chữa lớn là do điều kiện khách quan. "Bản thân bị cáo không tự mình làm bất cứ việc gì, đều thừa hành theo lệnh cấp trên", nguyên giám đốc công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin trình bày.


8 bị cáo tại phiên phúc thẩm đều mong được xét giảm nhẹ tiền bồi thường

Đề cập đến việc bồi thường, cựu giám đốc này “nghĩ” chỉ chịu trách nhiệm một phần hậu quả, vì ông chỉ là một thành viên trong công ty nên phía công ty cũng phải có trách nhiệm.

Theo bản án sơ thẩm, thiệt hại từ việc mua con tàu là 991 tỷ đồng, ông Bình và Liêm chia đều để bồi thường.

Chiều nay, phiên xử tiếp tục làm việc.

Tại phiên sơ thẩm, TAND Hải Phòng tuyên bị cáo Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm phải liên đới bồi thường cho Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin mỗi bị cáo hơn 490 tỷ đồng.

Ông Bình và Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh. Án sơ thẩm 16 năm) và Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, 10 năm tù) phải liên đới bồi thường cho Công ty Cổ phần CNTT Hoàng Anh. Bị cáo Bình và Tuyên mỗi người gần 14 tỷ đồng; bị cáo Côn gần 7 tỷ.

Ông Bình và Côn liên đới bồi thường cho Công ty TNHH Một thành viên CNTT Cái Lân, chia phần mỗi bị cáo gần 17 tỷ đồng.

Bị cáo Bình và Côn phải bồi thường cho Công ty nhiệt điện Cái Lân hơn 16 tỷ đồng. Bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu. Án sơ thẩm phạt 11 năm tù) bồi thường cho Tổng Công ty CNTT Nam Triệu hơn 25 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương (không kháng cáo) phải bồi thường cho Công ty đầu tư Cửu Long gần 30 tỷ đồng.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm