| Hotline: 0983.970.780

Cựu lãnh đạo Đài Loan & giấc mơ ‘Wagyu hóa đàn bò’

Thứ Sáu 31/07/2020 , 16:13 (GMT+7)

Cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy đã qua đời ở tuổi 97 khi giấc mơ “thay máu” ngành công nghiệp chăn nuôi bò vẫn chưa thành hiện thực.

Tờ Newsweek từng gọi cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy là 'Ngài Dân chủ' và ông từng nhiều lần khiến Bắc Kinh nổi giận với chính sách cứng rắn. Ảnh: TWN

Tờ Newsweek từng gọi cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy là “Ngài Dân chủ” và ông từng nhiều lần khiến Bắc Kinh nổi giận với chính sách cứng rắn. Ảnh: TWN

Theo hãng tin CNN, nhà cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đã qua đời hôm 30/7/2020 tại Đài Bắc, hưởng thọ 97 tuổi. Ông Lý được biết tới là nhà lãnh đạo dân chủ đầu tiên được bầu cử vào năm 1996 và luôn theo đuổi chính sách phát triển có bản sắc riêng của Đài Loan.

Khi còn đương nhiệm, ông Lý Đăng Huy vẫn nuôi ước nguyện sẽ tạo ra giống bò Wagyu nổi tiếng của Nhật Bản nhưng lại  “made in Đài Loan” thông qua các phương pháp lai tạo giống tiên tiến.

Ông Lý từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp ở trong nước, sau đó tiếp tục qua Nhật Bản và Mỹ để theo đuổi và thực hiện các chính sách “cách mạng hóa ngành thịt bò” ở Đài Loan, bằng cách nghiên cứu rất kỹ giống bò Wagyu của Nhật Bản nổi tiếng thế giới với sản phẩm thịt chất lượng trứ danh.

Ông Lý Đăng Huy trong một chuyến tham quan dự án lai tạo đàn bò ở Đài Loan vào tháng 10 năm 2017. Ảnh: TaipeiTimes

Ông Lý Đăng Huy trong một chuyến tham quan dự án lai tạo đàn bò ở Đài Loan vào tháng 10 năm 2017. Ảnh: TaipeiTimes

Ông Lý Đăng Huy là nhà lãnh đạo kỹ trị nổi tiếng của Đài Loan. Ông từng tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Kyoto và Đại học Quốc gia Đài Loan trước khi lấy bằng thạc sĩ kinh tế nông nghiệp tại Đại học Iowa (Mỹ) vào năm 1953, sau đó ông tiếp tục tham dự Đại học Cornell để bằng tiến sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp vào năm 1968.

Cơ sở để nhà cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy đặt niềm tin là giống bò bản địa thuộc vùng Yangmingshan ở Đài Bắc đã được chứng nhận là bò Tajima. Theo đó giống này có cùng dòng máu với giống bò đen quý hiếm của Nhật Bản, được cho là do người Nhật đem sang Đài Loan từ thời lãnh thổ còn là thuộc địa của Nhật Bản.

Theo nguyên Bộ trưởng Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan Chen Bao-ji, nhà lãnh đạo Lý Đăng Huy đã xây dựng kế hoạch để phát triển một giống bò “Wagyu của Đài Loan” hay còn gọi là bò Yuanxing thông qua công nghệ nhân giống phân tử.

Dự án lai tạo giống bò này hiện vẫn đang được triển khai tại trang trại Hoa Liên do các chuyên gia Nhật Bản giúp đỡ cùng với các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan và Đại học Công lập Ilan thực hiện.

Phát biểu sau sự ra đi của cựu lãnh đạo Lý Đăng Huy, người đứng đầu ngành nông nghiệp Đài Loan Chen Chi-chung cam kết sẽ tiếp tục hiện thực hóa giấc mơ của ông Lý về việc phát triển ngành công nghiệp thịt bò của lãnh thổ.

Giống bò thịt Wagyu nổi tiếng mà ông Lý Đăng Huy muốn phát triển ở Đài Loan. Ảnh: KyodoNews

Giống bò thịt Wagyu nổi tiếng mà ông Lý Đăng Huy muốn phát triển ở Đài Loan. Ảnh: KyodoNews

Bộ trưởng Chen cho biết, ông sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy dự án này nhằm thực hiện ước mơ của cựu lãnh đạo, người khi còn sức lực lúc nào cũng luôn muốn chính quyền phải đảm bảo sinh kế cho nông dân, nhất là trong bối cảnh nguồn tài nguyên nông nghiệp bị thu hẹp và chuyển hướng sang phát triển công nghiệp.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm