| Hotline: 0983.970.780

Cứu nạn tàu cá trên biển, vẫn bị lợi ích kinh tế chi phối

Thứ Bảy 19/03/2016 , 13:15 (GMT+7)

Trong những năm qua, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo quyết liệt cho các địa phương thực hiện công tác cứu hộ tàu cá gặp nạn trên biển, nhất là khi có bão tố xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

Còn đó tư tưởng “liều mình”

Theo ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, hiện tỉnh này đang có lực lượng tàu cá đánh bắt thủy sản khá lớn với gần 7.800 chiếc, trong đó có 2.135 tàu có công suất từ 90 CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ.

Hiện đã có khoảng 90% trong số tàu đánh bắt xa bờ nói trên của tỉnh Bình Định đã được Nhà nước hỗ trợ máy HF tầm xa, để ngư dân thường xuyên nối liên lạc với trạm bờ nắm bắt thông tin thời tiết trên biển, kịp thời chạy tìm nơi tránh trú khi có bão xảy ra nhằm tránh thiệt hại.

Tuy nhiên, hầu hết các tàu cá khi đã ra đến ngư trường đánh bắt là ngư dân tắt máy liên lạc với trạm bờ, kể cả trong mùa mưa bão.

Do đó, khi trên bờ cần liên lạc để thông báo bão hoặc thời tiết bất thường trên biển thì không gọi được, phải nối máy liên lạc về gia đình của chủ tàu, nhờ chuyển thông tin lại với tàu cá đang đánh bắt trên biển bằng máy Icom. Liên lạc lòng vòng kiểu này nhiều khi thông tin bão đến với những tàu cá thì đã muộn, ngư dân không kịp chạy tàu tìm nơi tránh trú bão, phải đối mặt với nguy hiểm.

“Khi ngành chức năng làm việc với chủ tàu thì họ cho rằng, phí tổn của chuyến biển đến hàng trăm triệu, mới đánh bắt có mấy ngày mà phải quay về bờ thì lỗ vốn, họ tắt máy xem như không hay biết, chấp nhận vừa né bão vừa đánh bắt. Kể cả thuyền viên đi bạn trên tàu cũng không chịu về, bởi nếu về là họ mất thu nhập của chuyến biển.

“Trong năm 2015, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định đã tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý 60 tàu cá với 526 ngư dân tỉnh này gặn nạn trên biển. Trong đó có 10 tàu với 85 ngư dân bị chìm, 17 tàu với 153 ngư dân được tàu SAR cứu, 33 tàu bị nạn với 280 thuyền viên được các tàu bạn hỗ trợ, lai dắt về bờ an toàn. Từ đầu năm 2016 đến nay, tiếp tục xảy ra 10 tàu với 82 thuyền viên bị nạn được ứng cứu”, ông Nguyễn Hữu Vui, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết.

Đến khi đối mặt với nguy hiểm họ mới mở máy liên lạc về bờ cầu cứu. Trong thời gian tới, cần phải có cơ chế xử lý các tàu đi đánh bắt khơi xa mà tắt máy liên lạc. Bởi nếu họ tắt máy liên lạc, nhỡ gặp tai nạn trên biển thì ngành chức năng không biết đâu mà triển khai công tác cứu hộ”, ông Hổ bộc bạch.

Cần chính sách hỗ trợ tàu cá tham gia cứu hộ

Hiện ngư dân Bình Định đã thành lập gần 450 tổ đội đoàn kết khai thác trên biển với gần 1.800 tàu cá tham gia. Ngoài hỗ trợ nhau trong tìm kiếm nguồn lợi thủy sản và tiêu thụ sản phẩm, thành viên trong các tổ đội còn tương trợ nhau trong phòng tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn những tàu cá bạn không may gặp nạn trên biển.

Có những tàu mới ra ngư trường đánh bắt có 2-3 ngày thì gặp tàu bạn bị nạn hoặc hỏng máy, phải bỏ dở chuyến biển để cứu hộ các thuyền viên trên tàu bị nạn và lai dắt tàu bạn về bờ.

“Gặp tàu bạn bị nạn không thể không cứu. Nhưng nếu cứu thì mất đứt phí tổn chuyến biển và toàn bộ thuyền viên trên tàu mất khoản thu nhập. Có trường hợp bị thuyền viên phản đối, nhưng thuyền trưởng vẫn dừng đánh bắt để cứu hộ tàu gặp nạn, xong chuyến biển đó toàn bộ thuyền viên đều nghỉ việc, chủ tàu phải đi tìm bạn mới.

Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các tàu cá làm nhiệm vụ cứu hộ tàu bạn gặp nạn trên biển để bù phần nào chi phí cho phí tổn chuyến biển, thì các tàu cá tham gia đánh bắt các vùng biển xa sẽ nhiệt tình hơn trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển”, 1 chủ tàu cá ở Bình Định, bày tỏ.

16-05-27_2
Tàu Hải quân ra biển cứu hộ tàu cá gặp nạn trên biển chi phí tăng gấp trăm lần tàu cá của ngư dân tham gia cứu hộ

Về vấn đề này, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, ông Phan Trọng Hổ, trăn trở: “Theo tôi được biết, nếu tàu Hải quân đi từ bờ ra khơi xa để cứu hộ 1 tàu cá gặp nạn trên biển thì chi phí phải tốn rất cao, gấp hàng trăm lần so với chi phí 1 tàu cá khác đang đánh bắt trên biển tiếp cận tàu bị nạn và triển khai cứu hộ. Tôi đã nhiều lần đề xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các tàu cá cứu hộ tàu bị nạn trên biển để khuyến khích họ tham gia, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm”.

Ông Hổ còn nêu một vấn đề khác liên quan đến sự an toàn và tổn thất của ngư dân đang hoạt động đánh bắt xa bờ, ấy là trong thời gian gần đây, tàu cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị “tàu lạ” đâm chìm trên biển, trong đó có không ít trường hợp bị tàu Trung Quốc cố tình gây tai nạn rồi bỏ đi mất.

Lúc đó, ngư dân trên tàu bị nạn lo cho mạng sống của mình chưa xong thì làm sao nhận diện được tàu gây nạn. Thế nhưng nếu các thuyền viên trên tàu bị nạn không xác định rõ lai lịch của tàu gây tai nạn thì bảo hiểm không chi trả. “Để giúp ngư dân yên tâm bám biển, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ cho những trường hợp này”, ông Hổ đề xuất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất