| Hotline: 0983.970.780

Cứu sống 2 bệnh nhân nhi mắc tay chân miệng nặng độ 4

Thứ Tư 14/11/2018 , 17:35 (GMT+7)

Ngày 14/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (BVNĐ1) cho biết, 2 bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên BVNĐ1 trong tình trạng mắc tay chân miệng độ 4 (độ nguy hiểm nhất) đã qua cơn nguy kịch.

 PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc (BVNĐ1) thăm bệnh nhi đang điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực Chống độc

Được biết, bé Đ.T.C (2 tuổi ở Cà Mau) bị sốt, nổi hồng ban, giật mình 3 ngày thì được gia đình đưa đi khám tại BV Sản Nhi Cà Mau, tại đây các bác sĩ cho biết, bé bị tay chân miệng (TCM) có biến chứng thần kinh, phải đặt nội khí quản và thuốc trợ tim. Do diễn tiến bệnh nặng dần, tình trạng mạch huyết động học không còn, khó có khả năng cứu sống, bé C cần phải lọc máu, nên BV Sản Nhi Cà Mau đã hội chẩn với các bác sĩ BVNĐ1. Nhờ sử dụng công nghệ qua smartphone, các bác sĩ BVNĐ1 đã nắm được tình hình bệnh của bệnh nhi và hỗ trợ kịp thời cho các bác sĩ tuyến tỉnh để đưa bé C nhập viện tại BVNĐ 1 an toàn vào rạng sáng ngày 16/11.

PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc (BVNĐ1) cho biết, ngay khi tiếp nhận bé C được cho thở máy, truyền thuốc điều trị TCM, thuốc vận mạch và nhanh chóng lọc máu. Sau 6 giờ đồng hồ thì mạch, huyết áp bé ổn định… các bác sĩ đã thở phào nhẹ nhõm.

Bé C được tiếp tục lọc máu cho đủ 24 giờ. Đến ngày 12/11, bé bắt đầu được cai máy thở, hiện đang tỉnh táo, tuy nhiên bé cần tập vật lý trị liệu do rối loạn phản xạ nuốt. Đến sáng nay bé được thở oxy và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Trường hợp thứ hai là bé N.T.T (bé trai, 2 tuổi, ở Cần Thơ), nhập viện tại BV Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng TCM điển hình như sốt, giật mình, rối loạn về hô hấp… Qua hội chẩn cho thấy, bệnh nhi mạch nhanh, diễn tiến không thuận lợi và ngay lập tức bệnh nhi được chuyển lên điều trị tại BVNĐ 1. Bé T được cho lọc máu, truyền thuốc vận mạch, thở máy, tình trạng huyết động học ổn định. Sáng 14/11, bé đã T đã được tập thở.

Qua 2 trường hợp trên, PGS-TS Phạm Văn Quang cho biết, đây là hai trường hợp bệnh TCM rất nặng (độ 4) cần phải lọc máu ngay. Bệnh TCM có thể gây biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp… có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc hội chẩn trực tiếp qua smartphone góp phần quan trọng trong việc thu hẹp thời gian để đưa ra hướng điều trị nhanh nhất, tốt nhất giúp 2 bé qua cơn nguy kịch.

Bên cạnh đó, BS Quang cũng khuyến cáo, hiện nay tình hình TCM diễn biến ổn định, nhưng tình hình bệnh nặng vẫn còn, không thể chủ quan. Nhất là ở các tuyến tỉnh, phụ huynh cần theo dõi diễn tiến khi trẻ bị bệnh nếu thấy các biểu hiện như viêm loét niêm mạc, phát ban nổi bóng nước lòng bàn tay chân, giật mình, chới với, thở bất thường, da bong gân… phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất