| Hotline: 0983.970.780

Cựu TNXP bị cướp đất, chiếm nhà

Thứ Ba 31/01/2012 , 10:30 (GMT+7)

Đó là tình cảnh khốn khó của cựu TNXP Nguyễn Thị Đềm ở xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội...

Theo đơn tố cáo của các chị: Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thị Hằng, đều là con gái ông Nguyễn Thế Huân (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội), là em ruột của Nguyễn Thế Thưởng, thì ông bà Huân sinh được 5 gái, 2 trai, một trai là liệt sỹ chống Mỹ, ông bà ở chung với vợ chồng Nguyễn Thế Thưởng. Năm 1981, bà Huân mất. 

Mồ mẹ chưa xanh cỏ, vợ chồng Thưởng đã đối xử với ông Huân vô cùng tệ bạc, vô lễ, nhiều lần vu cáo, xúc phạm đến người bố cô đơn, già yếu, đến mức năm sau (1982) ông phải đuổi vợ chồng Thưởng ra khỏi nhà, cho vợ chồng mang theo tất cả của nổi (tư trang tiền bạc, thóc lúa, gà lợn…) đi nơi khác sinh sống, ông chỉ giữ lại cái xác nhà không.

Mẹ con bà Đềm phải đi ở nhờ

Các chị Nhung, Gấm, Hằng cho biết: Những năm đó, bố chúng tôi vô cùng cơ cực, khổ sở. Chúng tôi là phận gái đã xuất giá, phải gánh vác giang sơn nhà chồng, với lại cuộc sống cũng còn khó khăn, nên dù có thương bố bao nhiêu chăng nữa, thì cũng không thể thường xuyên phụng dưỡng được.

Năm 1986, cảm thương hoàn cảnh của ông Huân, bà Nguyễn Thị Đềm ở xã Tân Phú cùng huyện đã nhận lời làm vợ kế của ông, lúc đó ông Huân 66 tuổi còn bà Đềm mới 34, đã có một con gái riêng. Bà Đềm là cựu TNXP chống Mỹ của Trung đoàn 98 Anh hùng (Đoàn 559), từng nhiều năm lăn lộn trong bom đạn Mỹ ở Trường Sơn, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương Chiến thắng hạng Nhì và được tặng thưởng nhiều kỷ niệm chương cao quý khác, từ năm 1986 đến năm 1990, bà lần lượt sinh cho ông Huân 1gái, 1 trai nữa.

Nói về người mẹ kế của mình, cả 3 chị con gái riêng của ông Huân đều đồng thanh: Kế mẫu của chúng tôi là người nhân hậu, chịu thương chịu khó. Bố chúng tôi già yếu, bệnh tật, các em còn nhỏ, cuộc sống của gia đình 5 miệng ăn đều do một tay bà gánh vác, chu toàn. Từ ngày có bà, bố chúng tôi đã được chăm sóc đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Chúng tôi rất kính trọng và biết ơn bà.

Ông Huân có thửa đất ở diện tích 427,4 m2, đã được UBND huyện Quốc Oai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ). Sổ ghi chủ sử dụng thửa đất đó là ông Huân, bà Đềm. Năm 1991, ông Huân lập di chúc, nói rõ: do Nguyễn Thế Thưởng tệ bạc, bất hiếu nên thửa đất trên ông để lại cho con trai út là Nguyễn Thế Thập, mọi người con khác trong gia đình không ai được tranh giành. Năm 2008, ông Huân mất.

Cũng theo đơn của 3 người con gái riêng của ông Huân, thì từ lúc ông Huân ốm, ông Nguyễn Thế Thưởng không một lần thăm nom. Thấy ông khó qua khỏi, gặp Thưởng về quê đang uống rượu ở một gia đình ngay trong làng, bà Đềm đã đến bảo Thưởng về, nhưng anh ta cũng không về, uống rượu xong là về thẳng nhà mình ở Phú Mãn. Vài ngày sau Nguyễn Thế Thưởng mới quay về, chỉ chừng một tiếng sau thì ông Huân mất, và Thưởng cũng chẳng mang theo một đồng nào để lo tang lễ cho bố.

Tháng 4/2010, vợ chồng Nguyễn Thế Thưởng quay về quê, phá nhà ngang, phá sân của bà Đềm, xây tường chắn chia đôi mảnh đất, chiếm hơn một nửa thửa đất và ngôi nhà mà bà đã sống gần 30 năm trời để chăm sóc người chồng già nua, bệnh tật cho đến tận lúc ông nhắm mắt xuôi tay. Bà Đềm đành gạt nước mắt dắt con đi ở nhờ nhà người con gái riêng của ông Huân là Nguyễn Thị Gấm…

Không chỉ chiếm nhà, cướp đất, hủy hoại tài sản của bà Đềm, mà từ khi về quê, Thưởng còn ngang nhiên cướp đoạt tài sản của bà Đềm tại đồng thôn Yên Nội. Thửa đất canh tác đó có diện tích 396 m2, bà Đềm đã canh tác nhiều năm trên đó, nhưng cả 2 vụ lúa của năm 2011, khi lúa của bà cấy trên đó vừa chín thì Thưởng lại ra gặt, chính quyền xã đã lập biên bản yêu cầu Thưởng dừng ngay việc làm đó, nhưng Thưởng không chấp hành. Chị Nguyễn Thị Gấm, em ruột Thưởng, bị Thưởng đánh hộc máu mồm, thương tích đầy mình phải vào viện cấp cứu. Bản thân bà Đềm, ngày 19/6/2011 cũng bị bố con Thưởng hành hung, bóp cổ đến ngất lịm, chỉ khi tưởng bà đã chết, bố con anh ta mới dừng tay.

Hành vi của Nguyễn Thế Thưởng có dấu hiệu cấu thành các tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân”, “Cưỡng đoạt đoạt tài sản của công dân” được quy định tại các điều 124 và 135 Bộ luật Hình sự. Bản thân bà Đềm đã có đơn kêu cứu, nhưng không hiểu sao cả chính quyền xã, chính quyền huyện lẫn công an huyện lại “nhẹ tay” quá mức trước sự lộng hành của Nguyễn Thế Thưởng?

Ngày 28/1/2012, chúng tôi đã đến nơi bà Đềm đang ở nhờ, thấy hoàn cảnh của bà mẹ con bà vô cùng khổ sở. Bà cho biết, ngày 19/1 (26 Tết) ,chính quyền và công an xã, công an huyện phụ trách địa bàn đã đưa mẹ con bà Đềm về nhà cũ, nhưng vợ chồng con cái Nguyễn Thế Thưởng không ai có trong đó.

Lực lượng trên đã phá khóa cổng để cho bà Đềm vào, định phá tiếp khóa gian nhà chính nhưng thấy vợ chồng Nguyễn Thế Thưởng không có nhà, bà Đềm sợ nếu phá khóa gian nhà chính để bà vào thì có thể sẽ bị vu cáo là lấy tài sản này tài sản nọ, gây rắc rối, nên bà chỉ yêu cầu cho bà vào gian chái (bà vẫn giữ chìa khóa), và được lực lượng cưỡng chế chấp nhận. Mẹ con bà quay lại nơi ở nhờ để lấy chăn màn, khi quay trở lại thì ai đó đã khóa cổng. Bà tiếp tục báo cáo với UBND xã, nhưng không thấy xã cho lực lượng đến nữa. Thế là bà lại đành đón Tết ở nhà chị Nguyễn Thị Gấm.

Tại nhà cũ của bà Nguyễn Thị Đềm, chúng tôi đã có cuộc đối thoại với vợ chồng Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Thế Thưởng. Ông Thưởng có trao cho chúng tôi một số tài liệu (phô tô) để chứng minh ông có quyền sở hữu ngôi nhà và sử dụng hơn một nửa thửa đất mang tên ông Huân - bà Đềm, nhưng tất cả những thứ đó đều không có giá trị pháp lý.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm