| Hotline: 0983.970.780

Đã chi 4.800 tỷ đồng

Thứ Năm 18/07/2013 , 09:45 (GMT+7)

Qua 3 năm triển khai, cả nước có hơn 1 triệu lao động nông thôn (LĐNT) được hỗ trợ dạy nghề, đạt 77,74% kế hoạch.

Hôm qua (17/7), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Qua 3 năm triển khai, cả nước có hơn 1 triệu lao động nông thôn (LĐNT) được hỗ trợ dạy nghề, đạt 77,74% kế hoạch. Trong đó, có 1.042.059 người đã học xong, có 822.460 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn, đạt 78,9%; 203.593 lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng, đạt 67,86% kế hoạch; tổng kinh phí đã sử dụng xấp xỉ 4.800 tỷ đồng….

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bên cạnh những mặt được, nhờ đề án đào tạo nghề mà nhiều địa phương đã tạo việc làm cho lao động sau học nghề, như Thái Bình (đạt 100%), Lào Cai (70%), Nam Định (90%), TPHCM (66%), Bình Dương (80%) thì vẫn còn những nơi đạt tỷ lệ thấp như Yên Bái (chỉ có 16%), Ninh Bình (56%)... Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới các địa phương phải bám sát vào nhu cầu thực sự của người lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt phải gắn đề án đào tạo nghề với chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Bởi vì tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn là một trong những tiêu chí khó nhất của phong trào xây dựng nông thôn và đồng nghĩa với việc người lao động có thêm thu nhập. Phó Thủ tướng hy vọng cùng với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mà đề án đã phê duyệt thì sắp tới, cần bổ sung, sửa đổi một số nội dung quy định của Quyết định 1956 về việc tăng mức hỗ trợ học nghề, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đồng thời phải quyết liệt triển khai việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình thực hành, hỗ trợ việc làm cũng như tiêu thụ sản phẩm của người lao động.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm