Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:43 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 18:51, 02/09/2010

Đã chín muồi làm nông nghiệp công nghệ cao

PV Báo NNVN đã có cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề này với PGS TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

PGS TS Nguyễn Văn Huỳnh – Bộ môn BVTV – Trường ĐH Cần Thơ

Sản xuất nông nghiệp (SXNN), ở Đài Loan đạt giá trị nông phẩm tới mức 10.000 USD/ha. Israel cũng như một số nước tiên tiến dù không có lợi thế đất đai nhưng nhờ áp dụng công nghệ cao (CNC) đạt giá trị nông nghiệp rất lớn. Rõ ràng chỉ có NN CNC mới nâng nhanh hiệu quả kinh tế nông nghiệp. PV Báo NNVN đã có cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề này với PGS TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Gần đây NN CNC được giới nghiên cứu khoa học quan tâm, hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, với ông, khái niệm đơn giản NN CNC là thế nào?

Trước tiên tôi lấy ví dụ: Chúng ta đã có công nghệ cấy mô, trồng rau trong nhà lưới… và những nông phẩm làm ra được biết đến có nhãn mác, truy lại có thể nhận biết nguồn gốc sản phẩm đó. Từ cây con giống, kỹ thuật canh tác, phòng ngừa sâu bệnh làm thành một qui trình sản xuất nông phẩm chất lượng. Gần đây có sự kiện Công ty Thủy sản Bình An (Cần Thơ) đầu tư thành lập Viện nghiên cứu thủy sản. Tôi chưa đề cập tới chuyện vận hành hoạt động của Viện này sắp tới ra sao. Nhưng cách làm theo qui trình bắt đầu từ nghiên cứu, sản xuất con giống, tới nuôi, chế biến và xuất khẩu (XK) khép kín là một cách đi đúng hướng, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng. Hoặc như vừa qua việc trồng rau sạch trong nhà lưới ở Phú Quốc thành công. Trong điều kiện đầu tư như thế phải kiểm tra hết từ đất đai thổ nhưỡng, phân bón, ánh sáng… để sản xuất ra sản phẩm sạch tối ưu. Tôi nghĩ CNC trong sản xuất NN là có thể kiểm soát hết qui trình sản xuất và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Như vậy, CNC đang áp dụng vào sản xuất NN ở nước ta thế nào?

Lúa, rau, cây ăn quả, cá, tôm… là những mặt hàng sản xuất lớn của nước ta. Tôi đã thấy ngày một nhiều mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật và đã nâng cao giá trị nông sản. Như trồng rau sạch ở Đơn Dương (Lâm Đồng) XK và bán cho những nhà hàng khách sạn 4 - 5 sao. Trái cây XK có vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, thanh long… làm theo tiêu chuẩn GAP (tiêu chuẩn hệ thống thực hành nông nghiệp tốt) với nhiều tiêu chí rất nghiêm ngặt, đáp ứng theo yêu cầu của những thị trường cao cấp Châu Âu, Mỹ… Đó là ứng dụng CNC. Tôi ấn tượng nhất với cách làm tại nông trại Cty Hùng Thiên của anh Nguyễn Bá Hùng ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Đơn cử mỗi việc trồng cà rốt, xà lách mỗi cụm anh trồng 4 cây với 4 giống cà rốt khác nhau, cho màu lá khác nhau. Trong vườn anh trồng xen cây có mùi xua đuổi những côn trùng gây hại, dùng bẫy sinh học côn trùng đặt vòng trong, vòng ngoài diệt sâu bọ phá hoại cây trồng. Tất cả đều có đánh dấu hết. Sản phẩm cà rốt củ nhỏ thôi, nhưng tốt tươi, xuất bán vào những khách sạn 5 sao cho những khách hàng cao cấp, khó tính ở các nước EU. Đó là một số mô hình ban đầu ứng dụng CNC vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm bán ra. 

Chúng ta với thế mạnh cây lúa, đạt sản lượng gạo XK lớn, liệu có thể đặt mục tiêu cao hơn trong ứng dụng CNC?

Nước ta xuất khẩu gạo 5-6 triệu tấn/năm. Nhưng ở ĐBSCL phải làm lúa 3 vụ, sâu bệnh sinh sôi nhiều, phải thay đổi giống liên tục thì làm sao ổn định được giống lúa cho gạo ngon cơm. Đó chưa phải là mục tiêu cao. Theo tôi, mục tiêu XK gạo của nước ta phải là những giống lúa tốt có chất lượng gạo ngon cơm, sản xuất theo qui trình sản xuất an toàn. Sản phẩm làm ra phải chất lượng, bền vững chứ không nên chạy theo gia tăng sản lượng như hiện nay.

Nhìn sang Thái Lan chúng ta có thể thấy họ là nước sản xuất lúa gạo có những loại gạo ngon có thương hiệu. Thái Lan có 10 triệu ha, do đất rộng nên chỉ cần làm lúa 1 vụ. Còn ở nước ta đất không rộng như vậy, nhưng không thiếu giống lúa ngon. Ví như với giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào, nghiên cứu giống, điều chỉnh qui trình làm thế nào để sản xuất được 2 vụ với năng suất cao để có gạo ngon có giá trị XK cao. Như đã nói, nông phẩm của nước ta nên hướng đi nâng cao chất lượng.

 Để phát triển NN CNC, trong khoa học nghiên cứu BVTV, việc phòng ngừa dịch hại cây trồng hiện nay diễn biến theo xu hướng nào?

Mô hình trồng hoa trên bờ ruộng ở Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang) và đang áp dụng ở Cần Thơ nhằm thu hút thiên địch, giảm dùng thuốc trừ sâu. Đây là cách hướng nông dân làm việc cộng đồng, không canh tác đơn lẻ và theo qui trình sản xuất tiên tiến. Từ một nhóm nông dân, một HTX “kiểu mới” trên một cánh đồng 30-50ha, hướng tới hoàn thiện qui trình sản xuất kiểm soát được sâu bệnh, thân thiện môi trường. Để giải quyết vấn đề này, sắp tới, tại Tiền Giang, Viện Lúa Quốc tế (IRRI) sẽ kết hợp với Việt Nam để phát động ngày nông dân trồng hoa trên bờ ruộng thu hút thiên địch nhằm giảm dùng thuốc trừ sâu. Trước đó IRRI đã từng cổ động biện pháp “1 phải 5 giảm” và nông dân ta thực hiện có hiệu quả.

 Nếu bắt đầu, ứng dụng CNC vào SXNN làm theo hướng nào?

 Tôi nghĩ ứng dụng CNC trong NN khó bắt đầu thực hiện trên phạm vi rộng. Lúc đầu có thể làm mô hình nhỏ ở phạm vi nhỏ. Với cây lúa, cây ăn quả trên phạm vi rộng cần xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, thực hành ứng dụng GAP vào SX là cách tiếp cận để nâng cao ứng dụng CNC. Ví như ở Cần Thơ tôi nghĩ có thể trồng rau, hoa, nuôi cá… thực hành theo GAP. Dần dần nhân rộng ra trong SX. Có thể thấy hiện đã có một số HTX hay DN như Cty CP BVTV An Giang thực hiện chương trình “Cùng nông dân ra đồng”. Mỗi kỹ sư bám sát địa bàn, giám sát qui trình sản xuất, từ giống lúa, sử dụng phân bón, thuốc BVTV… trên một cánh đồng và thu mua sản phẩm làm ra. Đó là một cách làm có phương pháp quản lý qui trình sản xuất dễ tiếp cận, ứng dụng CNC. Tuy vậy, muốn nông dân thực hiện nâng cao giá trị hạt lúa cần có sự liên kết chặc chẽ với DN, có ký kết thu mua sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng theo yêu cầu.

Như vậy là đã đến lúc phải đưa CNC vào SXNN?

Hiện nay ứng dụng CNC trong SXNN ở nước ta đã có một số DN, cơ sở tư nhân, nông trại đưa vào sản xuất, tạo nông phẩm chất lượng tốt, giá trị cao như: Đà Lạt Hasfarm, Cty Hùng Thiên (Đà Lạt), Cty NKD.,Ltd (TP HCM), Cty Cổ phần Nông trại sinh thái (Ecofarm) ở Phú Quốc…
Đúng vậy. Như đã nói trên, lúc đầu chúng ta có thể làm mô hình trên phạm vi nhỏ, sau đó nhân rộng. Hiện nay một vài HTX ở các địa phương đã thực hành sản xuất lúa theo hướng GAP.

Để cùng giải quyết vấn đề chung, nông dân cùng làm việc tập thể, làm ăn cộng đồng: gieo sạ đồng loạt, sạ thưa, dùng dụng cụ gieo hàng; phun xịt thuốc đúng cách (theo 4 đúng); đến thu hoạch cùng hùn vốn mua máy gặt đập liên hợp; cơ giới hóa tới khâu thu hoạch, xây nhà kho trữ nông phẩm chờ có giá bán. Nhưng chúng ta không thể làm thay nông dân và cũng khó áp đặt nông dân. Do đó cần có các phương tiện truyền thông cổ động, phổ biến mô hình ứng dụng thực tế CNC trong NN cho nông dân hiểu biết và thấy là có lợi.

Có ý kiến cho rằng thực hiện CNC trong NN chỉ cần có đất đai, kinh phí… Còn con người, công nghệ thì mua hoặc sao chép?

 Muốn thực hiện CNC trong NN phải đầu tư không chỉ vốn, đất đai mà cả trí tuệ vào đó. Từ nhiều năm qua trường ĐH Cần Thơ cũng như nhiều đại học khác có thế mạnh trong việc đào tạo nhiều lớp kỹ sư có chuyên môn tốt. Tôi tin rằng đội ngũ cán bộ NN qua đào tạo đáp ứng yêu cầu. Nhưng vấn đề là ai sẽ đứng ra xâu chuỗi vấn đề này. CNC cần có tầm nhìn, trình độ hiểu biết CNC trong tương lai; cần xác định chiến lược. Công nghệ ban đầu có thể “sao chép” nhưng khi đưa vào ứng dụng trong điều kiện NN nước ta cần có sự điều chỉnh phù hợp, tìm mô hình tương thích, ứng dụng.

Riêng ĐBSCL, tôi nghĩ trước tiên nhà nước nên hỗ trợ nông dân giữ đất, giữ ruộng bằng cách tạo điều kiện giúp nông dân nâng cao trình độ SX, gia tăng thu nhập. Hiện nay một số nơi nông dân vẫn còn tập quán canh tác lạm dụng phân bón, dùng thuốc BVTV quá nhiều, cần giúp nông dân từng bước nâng lên.

 Xin cám ơn ông!

Hữu Đức

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm