| Hotline: 0983.970.780

Đã là giải pháp tối ưu?

Thứ Hai 24/06/2013 , 10:12 (GMT+7)

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức có văn bản “chưa xem xét việc thực hiện khai thác nhựa thông ba lá trên địa bàn tỉnh”...

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức có văn bản “chưa xem xét việc thực hiện khai thác nhựa thông ba lá trên địa bàn tỉnh” bắt đầu từ cuối tháng 6 này trở đi. Có thể hiểu, việc khai thác nhựa thông ở Lâm Đồng đã tạm dừng!

Trong khi đó, tại quyết định “Phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề cập đến vấn đề khai thác “nhựa thông tận dụng” với một phụ lục đính kèm (mặc dầu không nêu cụ thể về sản lượng nhựa thông tận dụng).

LÃNG PHÍ VÌ KHÔNG KHAI THÁC NHỰA

Lý do chính để UBND tỉnh Lâm Đồng “chưa xem xét việc thực hiện khai thác nhựa thông ba lá” là: “Thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, ken cây hủy hoại cây rừng, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái pháp luật diễn biến rất phức tạp (cả về tính chất vi phạm và mức độ thiệt hại) tại một số địa phương trong tỉnh…”.

Và nữa “…quá trình tổ chức khai thác, thu mua, tiêu thụ nhựa thông, công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và quản lý lao động liên quan đến khai thác nhựa thông đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót; ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh trật tự nông thôn”.


Nhiều cánh rừng thông ba lá cần được khai thác nhựa trước khi khai thác gỗ theo đề án đã được phê duyệt

UBND tỉnh Lâm Đồng lập luận: Việc tạm ngưng khai thác nhựa thông ba lá là để “các đơn vị chủ rừng tập trung chấn chỉnh, củng cố lực lượng, có phương án, giải pháp cụ thể, chủ động, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng trên diện tích rừng được giao quản lý”.

Trong khi đó, theo quyết định “Phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông ba lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” (quyết định số 280/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 22/2/2013) thì ngay trong năm 2013 này, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có 543ha rừng thông được khai thác, trong đó có 446ha rừng thông ba lá thành thục (còn lại là rừng thông ba lá nghèo) với sản lượng gỗ dự kiến là 87.827m3.

Cũng theo quyết định này, đến năm 2014 liền kề, trên địa bàn Lâm Đồng tiếp tục có 906ha rừng thông ba lá được khai thác với sản lượng gỗ ước đạt 142.295m3. Như vậy, chỉ tính riêng trong hai năm đầu thực hiện đồng thời quyết định 280 và công văn 2841/UBND-LN ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì có đến 1.449ha rừng thông ba lá bị lãng phí vì không được khai thác nhựa.

CÂY THÔNG KHÔNG CÓ LỖI

Ở Việt Nam, rừng thông ba lá thuần loại chỉ phân bố tại những khu vực có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển; nhiều nhất là Lâm Đồng, kế đến là Gia Lai và Kon Tum.

Tại Lâm Đồng, diện tích rừng thông ba lá được thống kê ở con số 132.966ha trong tổng số 610.000ha rừng toàn tỉnh. Trong diện tích thông ba lá (132.966ha) hiện có, theo kế hoạch khai thác từ nay đến 2020, sẽ có 6.720ha (sản lượng 1.173.107m3 gỗ) được chặt trắng (và sau đó sẽ được tổ chức trồng lại theo hình thức cuốn chiếu trên tinh thần chặt đến đâu trồng đến đó).

Thực tế trong những năm qua, việc khai thác nhựa thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã gây không ít hệ lụy đúng như UBND tỉnh này đã nhận xét là “đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót; gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh trật tự nông thôn”.

Tuy nhiên, vì lý do này mà “đóng cửa” khai thác nhựa trước khi khai thác gỗ theo phương án đã phê duyệt (quyết định 280) thì lại là vấn đề cần được xem lại! Trong quyết định 280 của UBND tỉnh Lâm Đồng đã tính đến chuyện khai thác nhựa với nội dung cụ thể là “Tổ chức lại việc khai thác nhựa trước khi khai thác gỗ” (trong phần “Các giải pháp chủ yếu”) và “Tổng sản lượng nhựa thông tận dụng 1.212ha/năm/1.147ha/năm” (trong phần “Nội dung thực hiện”).

Theo các nhà lâm học, ở Việt Nam chỉ có 3 loài thông được sử dụng khai thác nhựa là thông nhựa, thông ba lá và thông đuôi ngựa (trong tổng số 5 loài thông được phân bố tự nhiên). Với riêng thông ba lá, mỗi năm có thể khai thác từ 3 – 4kg/nhựa/cây.

Nhựa thông khi được chế biến sẽ cho ra 70% colophan (nguồn nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành công nghiệp như chế biến cao su, sơn, sản xuất giấy, vật liệu cách điện, nhựa hàn, keo dán, tạo bọt xà phòng, công nghiệp in…), 20% tinh dầu thông (dùng trong sản xuất thuốc diệt khuẩn đường hô hấp, chữa cảm lạnh, sản xuất mỹ phẩm…) và số còn lại là nước và một số tạp chất khác. Trên thị trường thế giới, giá 1 tấn colophan dao động khoảng 800 – 900USD và 1 tấn tinh dầu thông là 850 – 950USD.

Theo đề án đã được phê duyệt, từ nay đến 2020, bình quân mỗi năm Lâm Đồng có 840ha rừng thông ba lá được khai thác với sản lượng lượng gỗ thu được bình quân mỗi năm 146.638m3.

Đáng tiếc đề án này chỉ nêu chung chung là “nhựa thông tận dụng” và “khai thác nhựa thông trước khi khai thác gỗ” chứ không đưa ra con số cụ thể về sản lượng nhựa thông cho toàn bộ 6.720ha rừng thông ba lá sẽ khai thác từ nay đến 2020, cũng như không đưa ra quy trình khai thác nhựa một cách tối ưu nhất (chích dưỡng, chích rút và chích kiệt) nên khó hình dung hiệu quả kinh tế của việc khai thác nhựa trước khi khai thác gỗ (thường thì chích kiệt trước khi chặt cây).

Tuy nhiên, với “quy chuẩn kỹ thuật” cho nhựa từ 3 – 4kg/cây/năm và với mật độ khai thác 60 – 80 cây/ha, chúng ta vẫn có thể hình dung về mức độ của sự lãng phí vì không được khai thác nhựa nếu như văn bản số 2841/UBND-LN ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc “chưa xem xét việc thực hiện khai thác nhựa thông ba lá trên địa bàn tỉnh” còn có giá trị pháp lý.

Nói tóm lại, cây thông không có lỗi; mà, lỗi là ở người quản lý và sử dụng nó!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm