| Hotline: 0983.970.780

Đà Lạt: Đua nhau tìm vàng dưới đáy hồ Xuân Hương

Thứ Hai 25/01/2010 , 14:31 (GMT+7)

Ít nhất 4 người Đà Lạt tự nhận là đánh rơi vàng xuống hồ Xuân Hương. Nhân khi nước hồ tháo cạn chuẩn bị nạo vét, họ thuê hàng chục người mang dụng cụ đến sục bùn, bới đất đãi vàng.

Ít nhất 4 người Đà Lạt tự nhận là đánh rơi vàng xuống hồ Xuân Hương. Nhân khi nước hồ tháo cạn chuẩn bị nạo vét, họ thuê hàng chục người mang dụng cụ đến sục bùn, bới đất đãi vàng.

Sáng 24/1, trong khi hàng trăm người ùn ùn thả lưới bắt cá dưới hồ Xuân Hương, thì ở một góc khác không ít người bốc đất để tìm vàng. 

Người nhận mất vàng nhiều nhất tại hồ là ông Nguyễn Văn Tư (ngụ phường 4, TP Đà Lạt). Người này kể, hơn 3 tháng trước, trong một lần nhảy từ trên cầu xuống hồ tắm, hai sợi dây chuyền nặng 3,8 lượng vàng ông đang đeo trên cổ bị đứt rơi xuống nước. Do hồ nước quá sâu, ông đành bỏ của ra về.

Từ chiều 23/1, ông Tư đã “xí phần” vùng hồ mình bị mất hai sợi dây chuyền, không cho ai vào đánh bắt ốc, cá và huy động con cháu, thuê thêm người lội xuống bùn tìm kiếm.

Kéo nhau tìm vàng dưới hồ Xuân Hương

Cách chỗ ông Tư mò vàng khoảng 200m, ông Cao Văn Mỹ (70 tuổi) cũng đang huy động 6 người trong gia đình ra hồ cạy từ viên đá, bốc từng nắm đất với hy vọng tìm được chiếc nhẫn cưới 3 chỉ đã bị rớt xuống hồ cách đây hai năm.

Hai người khác là bà Phạm Thị Thương và anh Nguyễn Ngọc Chiến, cho biết mỗi người mất một chiếc nhẫn gần 5 năm, cũng cởi bỏ giầy dép xuống hồ tìm kiếm.

Tuy nhiên, cho đến sáng nay, vẫn chưa một ai trong số những người này tìm thấy vàng của mình bị rơi xuống hồ trước đó.

Hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt đã được tháo nước cạn khô vào cuối tuần qua, chuẩn bị nạo vét, cải tạo. Hồ trơ đáy thu hút nhiều người Đà Lạt và các huyện lân cận mang lưới, nơm... đổ xô về bắt cá, mua bán ngay tại chỗ.

Theo ông Trương Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, hồ Xuân Hương sẽ bị cạn khô trong cả năm nay. "Nếu thời tiết thuận lợi cho việc thi công nạo vét, cải tạo hồ Xuân Hương thì công trình này sẽ cố gắng hoàn tất trong năm 2010 và tích nước trở lại trước Tết Nguyên đán Tân Mão (2011)", ông Thu nói.

Ông Thu cho biết, hồ Xuân Hương là thắng cảnh cấp quốc gia nằm trong diện quản lý đặc biệt nên việc xả cạn nước để tiến hành cải tạo phải có ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Vì là một hồ nước nhân tạo nên việc nạo vét phải tổ chức định kỳ khoảng 10 năm một lần

Từ năm 1975 đến nay, hồ Xuân Hương đã hai lần xả nước để nạo vét. Đây là lần thứ 3, cũng là lần nạo vét, cải tạo hồ quy mô nhất. Tổng vốn thực hiện trên 60 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục như nạo vét lòng hồ, xây dựng kè suốt chiều dài chu vi hồ trên 5,7 km, mở rộng cầu Ông Đạo đập chắn của hồ từ 7 m lên 15 m.

Hồ Xuân Hương vốn chỉ là một dòng suối nhỏ có các tộc người Lat, Chil cư trú. Năm 1919 Toàn quyền Pháp cho xây đập ngăn dòng suối này thành một hồ nhân tạo thơ mộng vào bậc nhất của Việt Nam và đặt tên là Grand Lac (hồ lớn). Ban đầu được ngăn thành hai hồ nhưng mưa lũ làm vỡ đập này. Năm 1935 kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế lại thành một hồ được ngăn dòng tại vị trí cầu Ông Đạo ngày nay. Năm 1953 Hội đồng thị chính Đà Lạt đổi tên Grand Lac thành hồ Xuân Hương.

 

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.