| Hotline: 0983.970.780

Đã mắt với dàn robot tối tân trong 'siêu đại bản doanh' của Vsmart

Thứ Tư 27/11/2019 , 14:27 (GMT+7)

Dàn máy móc, robot siêu hiện đại đến từ những thương hiệu số 1 thế giới khiến người xem phải choáng ngợp vì mức độ chịu chơi của Vsmart.

Thay vì chạy độc lập, các hệ thống người máy của Vsmart đều kết nối thống nhất, từ đó giảm thiểu sức người cũng như các lỗi phát sinh.

Cùng chiêm ngưỡng đội ngũ hùng hậu trong đại bản doanh được mệnh danh là hiện đại bậc nhất Đông Nam Á của Vsmart.

Nhà máy Vsmart đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) trên diện tích 15,2 ha với công suất dự kiến tối đa lên tới 120 triệu máy.
Toàn bộ nhà xưởng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế dành cho ngành sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông như IPC-A-610 với những thông số chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, kiểm soát phóng tĩnh điện, độ sạch không khí.
Trái tim trong dây chuyền hàn dán linh kiện (SMT) là hệ thống robot gắn chip của ASM Siplace- thương hiệu số 1 thế giới xuất xứ từ Cộng hòa liên bang Đức.
Mỗi “chấm nhỏ” là một con chip. Hệ thống robot sẽ tự động “bắn” hàng nghìn con chip lên bo mạch theo thiết kế riêng của từng model điện thoại.
Khu vực dây chuyền được giữ nhiệt độ ổn định ở 24 độ C, độ ẩm từ 40 đến 60%, độ sạch không khí cấp 10.000 để đảm bảo máy móc luôn hoạt động với độ chính xác cao nhất.
Tất cả bo mạch được hệ thống người máy của hãng Kohyoung – công ty công nghệ nổi tiếng của Hàn Quốc, kiểm tra lại để xác định bất kỳ sai lệch nhỏ nào. Tỷ lệ chính xác ở mức tuyệt đối.
Hệ thống máy khổng lồ thương hiệu Mỹ sẽ hàn chặt tất cả các linh kiện trên bo mạch. Để đảm bảo chính xác, sau khi hàn, máy sẽ tự động đối chiếu với hình 3D. Chỉ những sản phẩm đúng quy chuẩn mới được chấp nhận.
Một trong những hệ thống đáng chú ý của dây chuyền là dàn robot “nhện” giúp căn chỉnh lại các tham số của máy như sóng, hệ thống wifi,… theo chuẩn hệ thống.
Những cánh tay người máy của robot nhện sẽ thay con người đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Trong suốt quá trình này, các kỹ sư hầu như chỉ giám sát chứ không cần “động chạm” tới dây chuyền.
Dàn máy khủng dài hơn 17m là hệ thống kiểm tra tự động (Auto Test Line) để kiểm tra tất cả các thông số của điện thoại trước khi chuyển sang công đoạn đóng gói.
Cận cảnh hệ thống kiểm tra tự động của VinSmart. Các mẫu điện thoại phải trải qua loạt kiểm tra về dòng diện để đo mức tiêu hao pin hay kiểm tra về sóng, âm thanh, cảm biến ánh sáng, gia tốc, màu màn hình,…
Chỉ những điện thoại vượt qua bài loạt kiểm tra khắt khe của hệ thống người máy mới được đi tiếp tới công đoạn sau đó. Một số rất ít sản phẩm nếu phát hiện lỗi ngay lập tức sẽ bị đẩy sang bộ phận kiểm tra.
Mỗi chiếc điện thoại Vsmart xuất xưởng đều đảm bảo tuyệt đối việc lấy mẫu và kiểm tra lô sản phẩm tuân thủ bảng tiêu chuẩn quốc tế AQL. Một trong những bài kiểm tra là test độ bền phím vật lý bằng robot. Với 200.000 lần thử nghiệm, nếu phím vẫn hoạt động bình thường, mẫu điện thoại mới được coi như vượt qua bài kiểm tra.
Với triết lý Sản phẩm tốt – Khuyến mãi tốt – Hậu mãi cực tốt và có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup, Vsmart kỳ vọng tạo ra đột phá về sản xuất các sản phẩm điện thoại thông minh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu thế giới.

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc

Với mong muốn đưa sách đến với nhiều bạn đọc hơn, đặc biệt là giới trẻ, lần đầu tiên TP. Thái Nguyên tổ chức chương trình 'Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam' trong 3 ngày từ 19 đến 21/4 tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm