| Hotline: 0983.970.780

Đã xuống giống trên 95% diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL

Thứ Ba 10/01/2012 , 09:44 (GMT+7)

Đến cuối tuần qua, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống được 1.485.411 ha/1.558.055 ha kế hoạch vụ đông xuân (đạt 95,34%)...

* Đông Nam bộ: Thực hiện 2.700 ha cánh đồng mẫu lớn

Ngày 9/1, tại Tây Ninh, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị “Giao ban sản xuất lúa đông xuân ở Nam bộ và Phát triển cánh đồng mẫu lớn ở Đông Nam bộ”. Thông tin từ Cục Trồng trọt cho biết đến cuối tuần qua, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống được 1.485.411 ha/1.558.055 ha kế hoạch vụ đông xuân (đạt 95,34%). Các tỉnh ĐNB cũng đã xuống giống được 78.914 ha lúa đông xuân (đạt 64,57% kế hoạch).

Hiện nay lúa đông xuân ở ĐBSCL đang phát triển rất tốt. Mặc dù thời tiết se lạnh trong những ngày cuối tháng 12 nhưng lại ít sương mù và rất ít sâu bệnh phát triển. Vì thế các trà lúa có sự phát triển tốt hơn vụ đông xuân 2010-2011. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 620.000 ha ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre, có thể gặp khó khăn cuối vụ đông Xuân, chủ yếu về nguồn nước tưới do xâm nhập mặn đến sớm.

Trong đó, khoảng 100.000 ha ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (Tiền Giang), Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh), Mỹ Xuyên, Long Phú (Sóc Trăng); Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai (Bạc Liêu), An Minh, An Biên, Hòn Đất (Kiên Giang), Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (Hậu Giang), có nguy cơ xâm nhập mặn cao nhất. Diện tích xuống giống lúa đông Xuân tập trung nhiều trong tháng 12/2011 (855.477 ha), cũng sẽ khiến cho nhiều diện tích lúa hè thu 2012 phải xuống giống trong tháng 5 năm nay và sẽ phải thu hoạch vào tháng 8 là cao điểm mưa nhiều, chất lượng gạo kém.

 Bởi vậy, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành cần thiết lập kế hoạch phòng chống dịch hại, khắc phục hiện tượng thiếu nước, xâm nhập mặn cuối vụ, rà soát, kiểm tra, thống kê diện tích sản xuất vụ đông xuân 2011–2012 có nguy cơ khô hạn, xâm nhập mặn, thực hiện các giải pháp chống hạn, mặn tại địa phương.

Từ vụ Đông Xuân 2011-2012, các tỉnh, TP ở Đông Nam bộ đồng loạt bắt tay thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn (riêng Tây Ninh đã thực hiện từ mấy năm nay), với tổng diện tích 2.700 ha. Trong đó, tỉnh Tây Ninh chiếm tới 2.000 ha. Tiếp đó là Bình Thuận 200 ha, Ninh Thuận và Đồng Nai cùng 150 ha. Các tỉnh, TP còn lại, mỗi nơi làm 50 ha. Mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở ĐNB là nhằm gia tăng năng suất bình quân trong toàn vùng, rút ngắn khoảng chênh lệch năng suất giữa các hộ sản xuất trên từng cánh đồng, đảm bảo tính đồng nhất của giống và gia tăng chất lượng lúa gạo hàng hóa.

Kết quả thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở Tây Ninh cho thấy lợi nhuận từ mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn 3,4 triệu đồng so với ngoài hình trong vụ đông xuân 2010-2011 và 2,16 triệu đồng trong vụ hè thu 2011.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.