| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản trăm miền hội tụ Thủ đô

Thứ Ba 02/12/2014 , 11:01 (GMT+7)

Các sản phẩm đều được Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tham dự triển lãm xác thực về nguồn gốc và chất lượng. 

Chè Shan tuyết cổ thụ từ vùng núi cao Hà Giang, tách cà phê thơm ngào ngạt của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ hay sản phẩm nước mắm hảo hạng của đảo Phú Quốc…, đều hội tụ tại chương trình quảng bá thương hiệu “Đặc sản vùng miền” Hà Nội 2014, do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức từ ngày 28/11 - 2/12.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho biết: Các vùng miền trên đất nước ta có nhiều đặc sản nhưng chưa quảng bá rộng rãi, sản phẩm chủ yếu tiêu dùng trong vùng. Chính vì vậy, việc quảng bá xúc tiến thương mại nhằm đưa đặc sản đến với người tiêu dùng Thủ đô, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm là niềm trăn trở nhiều năm qua của ngành Công Thương Hà Nội.

Với diện tích 2.000 m2 tại Trung tâm Thương mại Royal City (Hà Nội), chương trình có quy mô gần 100 gian hàng của 40 tỉnh thành trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền không nằm ngoài mục đích trên.

Các sản phẩm đều được Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tham dự triển lãm xác thực về nguồn gốc và chất lượng. Các nhóm sản phẩm tham gia gồm: Thủy hải sản chế biến, bánh kẹo, chè, cà phê, hoa quả tươi, thực phẩm chế biến, nông sản và nhiều nhóm sản phẩm khác.

Do địa điểm đặt tại khu đông dân cư và dân trí cao như Royal City nên các gian hàng được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế với mái lá, tường phên tre mang đậm phong cách làng quê Việt.

Chúng tôi nhận thấy các gian hàng tham gia chương trình có chất lượng rất cao và chuyên nghiệp, chủ yếu là các DN và HTX đã có tên tuổi và thương hiệu của các địa phương. Bởi vậy khách hàng tham quan khá đông và hầu như ai cũng mua cho mình từ 1 - 2 món hàng.

Ngay đầu khu triển lãm là không gian thưởng thức trà các vùng miền, với những tách trà nóng bỏng luôn sẵn sàng phục vụ miễn phí khách tham quan. Phải thừa nhận chất lượng các sản phẩm chè của các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên…, có sự tiến bộ vượt trội về bao bì và chất lượng.

Anh Lý Chòi Phúc, HTX chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang tâm sự: Mặc dù gian hàng hơi chật, song do ở vị trí đẹp, trình độ dân trí cao nên lượng khách tham quan rất đông, sản phẩm không chỉ được quảng bá rộng rãi mà bán rất tốt. Chỉ trong vòng 2 ngày gian hàng đã bán được trên 20 triệu đồng.

"Chúng tôi dự định sẽ tổ chức thường niên chương trình này, nhằm quảng bá, bảo tồn và phát triển nét văn hóa truyền thống mang đặc trưng của các vùng miền trên cả nước. Quan trọng hơn là đẩy mạnh việc tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng tới xuất khẩu trong tương lai”, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan.

Một điểm sáng khác tại chương trình quy tụ đặc sản vùng miền là sự tham gia của rất nhiều DN lớn do các địa phương cử tới. Với tỉnh Lâm Đồng là các sản phẩm được chế biến từ hoa Ác-ti-sô như: Trà túi nhúng, cao Ác-ti-sô được người tiêu dùng tham quan mua với số lượng lớn.

Theo anh Đinh Trọng Cần, chi nhánh Hà Nội của Cty CP Ladophar Lâm Đồng, do được BTC tạo điều kiện tốt nhất nên đơn vị mang ra bộ 12 sản phẩm từ hoa Ác-ti-sô, chỉ trong vòng 2 ngày đã bán gần hết. Qua đó, cho thấy người dân bây giờ rất quan tâm tới sức khỏe của mình và gia đình.

Một gian hàng khác là Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) cũng tham gia chương trình với mặt hàng hoàn toàn mới lạ là gạo chất lượng cao với thương hiệu Hạt Ngọc Trời. Trước đây, AGPPS chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuốc BVTV, gần đây AGPPS tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn và tạo ra sản phẩm gạo có chất lượng cao, được kiểm soát về chất lượng cũng như ATVSTP, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và XK.

Được biết, AGPPS giới thiệu tại chương trình 4 sản phẩm gạo chất lượng cao gồm: Gạo mầm Vibigaba, gạo mầm Vibagaba Nghệ, gạo thơm thượng hạng và gạo thơm hạt dài, được khách hàng Thủ đô đón nhận rất tích cực.

Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu đặc sản vùng miền, song kết quả thu được rất khả quan.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm