| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội bật khóc khi tranh luận về việc làm thêm giờ

Thứ Tư 23/10/2019 , 14:20 (GMT+7)

Đề xuất giữ nguyên giờ làm việc 48 giờ/tuần là để đảm bảo "phù hợp với nền kinh tế và rất nhân văn, hợp lý" của đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp đã vấp phải sự tranh luận gay gắt của nhiều đại biểu Quốc hội.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm bật khóc khi nói về hai chữ "nhân văn" trong vấn đề làm thêm giờ của công nhân vào sáng 23/10.

Giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ

Báo cáo trước Quốc hội việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), sáng 23/10, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc tăng thời gian làm thêm.

Song thực tế, giảm giờ làm đang là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng cao, cần giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

Từ đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm như đã trình tại kỳ họp thứ 7 để Quốc hội tiếp tục thảo luận. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 2 phương án trình Quốc hội. Một là giữ nguyên theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. Hai là nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ.

Tăng giờ làm thêm tối đa: “nhân văn” ở đâu?

Thảo luận trước nghị trường, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng giữ nguyên giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần như quy định hiện hành là “phù hợp với nền kinh tế và rất nhân văn, hợp lý”.

Bởi theo ông, giảm giờ làm sẽ giảm thu nhập, người lao động vẫn phải tìm kiếm việc để làm, dẫn đến hệ luỵ khó lường.

Ông Vũ Tiến Lộc

Tuy nhiên, ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc bị nhiều đại biểu Quốc hội phản bác.

“Tôi không biết đại biểu Lộc nghe từ đâu để nói chính sách này nếu Quốc hội thông qua sẽ nhân văn và tự nguyện? Nhân văn và tự nguyện trên cơ sở nào? Tính tự nguyện nghe từ đâu?”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi.

Nữ đại biểu thấy bất ngờ và lấy làm lạ với nhận định này của ông Lộc, bởi bà từng nghe rất nhiều công nhân và người làm công tác công đoàn nói công nhân không muốn làm thêm giờ mà cần làm thêm giờ.

“Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của người công nhân, nhìn vào dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc…”, bà Tâm bật khóc khi đang trao đổi tại Nghị trường Quốc hội.

Đồng quan điểm với bà Tâm, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng: Nếu tiếp cận ở phương diện người lao động muốn làm thêm, chủ lao động cũng muốn như thế, họ thỏa thuận tự nguyện với nhau là nhân văn thì không đúng.

Chúng ta phải tìm hiểu vì sao họ muốn làm thêm. Tôi cho rằng đó là vì người lao động quá khổ, những điều kiện thiết yếu nhất của cuộc sống không đảm bảo được nên phải bán sức lao động để giải quyết các vấn đề trước mắt.

“Rất nhiều cặp vợ chồng làm việc tại các khu công nghiệp, sinh con rồi đẩy về quê cho ông bà chăm, 4-5 năm chưa về quê vì không giải quyết được bài toán kinh tế. Do đó, cần xây dựng Bộ luật Lao động trên tinh thần thúc đẩy tiến bộ xã hội”, đại biểu Phương chia sẻ.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chìm tàu kéo sà lan, 3 người chết, 2 người mất tích

Quảng Ngãi Tàu kéo theo sà lan bất ngờ bị chìm trên vùng biển gần đảo Lý Sơn. Lực lượng chức năng đã vớt được 3 thi thể, 2 thuyền viên còn lại đang mất tích.