| Hotline: 0983.970.780

Đại Đồng chiếm lĩnh thị trường Tây Bắc

Thứ Hai 29/07/2019 , 10:10 (GMT+7)

Trước khi thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mới đạt 7/19 tiêu chí.

Đường xá rộng thoáng ở Đại Đồng.

Xác định việc xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng, nên ngay từ những ngày đầu triển khai, Đại Đồng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020…
 

Liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản

Được chọn là 1 trong 6 xã hoàn thành chương trình xây dựng NTM từ năm 2016 của huyện Vĩnh Tường, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Đại Đồng đã quyết tâm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo. Do vậy, Đại Đồng đã về đích đúng theo cam kết sau khi hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Công tác xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, nên phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế hộ gia đình, như: Đưa các loại máy móc tiên tiến vào SX, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế, có cơ chế chính sách về vốn, để các hộ tiểu thủ công nghiệp mở rộng SX, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Đồng thời tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, bảo tồn, phát huy các hình thức văn hóa thể thao dân tộc trên địa bàn xã. Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, từng bước nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn.

Xã Đại Đồng luôn duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn, đồng thời đảm bảo chất lượng xây dựng NTM bền vững. Đối với tiêu chí quy hoạch, phát triển có quy hoạch theo đúng tiêu chuẩn, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đảm bảo không gian xanh – sạch – đẹp, củng cố, nâng cấp, phát triển hạ tầng như điện, đường, trường, trạm…

Về tiêu chí giao thông, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Nâng cao tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GT- VT, cùng với tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, số km đường trục chính nội đồng được bê tông hóa, giúp xe cơ giới đi lại thuận tiện…

Hiện xã có mô hình liên kết SX gắn liền với tiêu thụ nông sản chủ lực, đảm bảo bền vững, có thị trường tiêu thụ ổn định, UBND xã ký kết với một số đơn vị để cung cấp giống lúa, gống ngô mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nông dân. Hợp đồng ký kết với một số đơn vị SX phân bón để tổ chức hội thảo về cách dùng phân bón có hiệu quả.

21-59-47_img_0007
SX rau an toàn ở Đại Đồng.

Đặc biệt làm tốt các hoạt động dịch vụ đối với nông dân, như mô hình trồng ớt Hotchili, diện tích 6,58 ha, năng suất 324 tạ/ha, sản lượng đạt 213,2 tấn, hiệu quả kinh tế cao hơn sản phẩm đại trà cao 1,2 – 1,4 lần. Mô hình trồng ớt Demon, diện tích 9 ha, năng suất 216 tạ/ha, sản lượng đạt 194,4 tấn, hiệu quả kinh tế so với sản phẩm đại trà cao gấp 1,1 – 1,3 lần.

Trong chăn nuôi có rất nhiều mô hình, như chăn nuôi chim cút, gà đẻ công nghiệp, ước thu giá trị thành tiền từ gà công nghiệp đẻ trứng là 21 tỷ 973 triệu đồng/năm. Với mô hình này, người chăn nuôi ký hợp đồng cung cấp trực tiếp với các thương lái.
 

Vươn tới thị trường Tây Bắc

Giá trị SX nông nghiệp của Đại Đồng hiện nay chỉ chiếm 16- 18%. Do đặc điểm Đại Đồng có hệ thống QL2A chạy qua, có đường giao thông liên xã, liên huyện thuận tiện, nên việc giao thương hết sức phát triển, đặc biệt phát triển về thương mại, dịch vụ.

Theo ông Bùi Văn Cơ, Chủ tịch UBND xã thì hiện nay xã có khoảng 500 xe tải, chủ yếu để vận chuyển hàng hóa. Người dân Đại Đồng thực sự năng động trong giao thương. Về buôn bán, dịch vụ, dân Đại Đồng có các điểm bán trái cây rất nhộn nhịp, dọc theo qốc lộ. Các mặt hàng chủ yếu là xoài, mít, dừa.

Đặc biệt là dưa hấu. Dưa hấu được coi là nông sản chủ lực, lấy từ thành phố Hồ Chí Minh ra. Khách hàng ở khắp các tỉnh, chủ yếu Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội. Có khi đưa cả lên cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai…

Nhờ đời sống kinh tế nâng cao, mà các hoạt động văn hóa, xã hội của xã Đại Đồng phát triển. Chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ tham gia BHYT ngày càng tăng ở Đại Đồng…

Dân Đại Đồng đặc biệt chịu khó làm ăn xa. Thị trường là các tỉnh Tây Bắc, như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Rất nhiều hộ đã “cắm chốt” tại các tỉnh miền núi này. Họ thuê đất hoặc mua đất ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên để mở cửa hàng, làm dịch vụ kinh doanh. Thường là các mảnh đất rộng rãi, đắc địa ở ven đường với hàng trăm mét vuông, có khi tới hàng ngàn mét vuông.

Do buôn bán khắp nơi, nên bạn hàng là người cùng làng, cùng xóm rất đông, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chính 500 xe tải đã giúp dân Đại Đồng "tung hoành" buôn bán, giao dịch. Và cũng vì thế mà đời sống được nâng lên rõ rệt. Người dân Đại Đồng cũng đi xuất khẩu lao động, nhưng họ chỉ chọn thị trường lao động Nhật Bản, vì thu nhập cao, không chọn các thị trường khác như Đài Loan, Malaysia, có thu nhập thấp hơn, tính ra không bằng làm kinh tế ở nhà.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm