| Hotline: 0983.970.780

Đại đức Thích Thanh Cường: “Chỉ sờ lấy lộc cho cửa hàng chứ không mua iPhone 6 ”

Chủ Nhật 28/09/2014 , 08:37 (GMT+7)

Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao với clip quay hình ảnh một nhà sư đến cửa hàng bán điện thoại di động để mua iPhone 6.


iPhone 6 và iPhone 6 Plus - Ảnh: TheNextWeb

Nhà sư này tiếp tục gây “bão” khi  đăng tải lên trang Facebook cá nhân của mình ảnh chụp cùng chiếc điện thoại Vertu có giá trên 600 triệu đồng.

Nhà sư trong clip được xác định là Đại đức Thích Thanh Cường, trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), trụ trì chùa Cương Xá.

Ngày 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, nhà sư Thích Thanh Cường (tên thật là Phạm Ngọc Cường), cho biết: “Nhiều người phản ứng vì đang hiểu nhầm nội dung của clip”.

Theo ông Cường giải thích, chủ cửa hàng điện thoại trong clip là người quen và là phật tử thường xuyên đến chùa cúng bái. Ngày 1-9 âm lịch, cửa hàng nhập lô máy điện thoại iPhone 6 về nên nhờ ông Cường ra xem máy lấy may.

“Hôm đó có tôi và hai cậu nhân viên của cửa hàng. Chủ cửa hàng là người quen nên nhờ tôi đến bóc hộp một máy điện thoại lấy may. Tôi và mấy cậu nhân viên có quay lại clip để giới thiệu về máy iPhone 6 và cửa hàng. Tôi khẳng định là chỉ đến sờ máy lấy lộc cho cửa hàng chứ không mua”, ông Cường nói.

Về bức ảnh chụp cùng chiếc điện thoại Vertu gây “bão”, ông Cường giải thích: “Khi tôi đang xem điện thoại thì có một vị khách là chủ cửa hàng nội thất gần đấy cũng vào cửa hàng xem, đây cũng là người quen của tôi. Chiếc điện thoại vertu là của vị khách này.

Lúc đó tôi có mượn máy của họ để chụp ảnh. Sau khi về thì tôi đăng clip và ảnh lên trang facebook của mình để chia sẻ với bạn bè và quảng cáo cho cửa hàng chứ giờ tôi vẫn chỉ dùng máy điện thoại Nokia thôi”.

Theo ông Cường, vì là người vui tính nên hay chụp ảnh đăng lên Facebook chia sẻ cùng bạn bè. Ông Cường cũng cho rằng, cho dù nhà sư có dùng điện thoại iPhone 6 thật thì “cũng là chuyện bình thường”.

“Không ai cấm nhà sư dùng điện thoại cả. Xã hội ngày càng phát triển, người tu hành cũng nên nắm bắt công nghệ để có thể liên lạc, dùng điện thoại để lên mạng truyền giảng phật pháp. Ai không dùng cách này cũng không sao. Chỉ cần tôi không vi phạm đạo đức xã hội, không làm ảnh hưởng đến ai là được”.

Trao đổi quan điểm về vấn đề này, sư thầy Thích Thanh Vân, phó trưởng ban thường trực Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương, cho biết cũng mới biết thông tin về vụ việc qua báo điện tử. Do có nhiều việc bận nên Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chưa họp bàn tìm hiểu vụ việc.

Trao đổi quan điểm cá nhân về vụ việc, nhà sư Thích Thanh Vân nói: “Theo đạo phật thì chuyện ăn-mặc-ngủ thì rất bình thường. Dù đời sống xã hội phát triển thế nhưng mình cũng cần làm như nào cho vừa phải để biết đủ thôi. Trong Phật giáo, biết đủ gọi là đi vào thế trung đạo thì không bị người đời phản ứng.

Các vị tu hành thường xưng là bần đạo, nghĩa là nghèo về vật chất nhưng giàu về trí tuệ, đấy mới là người bậc trí. Tiền tài, vật chất của thế gian đối với nhà Phật chẳng có nghĩa lý gì cả. Nếu mình quan tâm đến vật chất thì sẽ không hay và để cho người đời hiểu khác đi”.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm