| Hotline: 0983.970.780

"Đại gia" nuôi heo cũng... ngán nghề!

Thứ Hai 28/03/2011 , 09:22 (GMT+7)

Giá TĂCN tăng cao, lãi suất ngân hàng và tỷ giá đồng USD liên tục biến động cộng với dịch bệnh hoành hành đang khiến người chăn nuôi, kể cả các "đại gia" chăn nuôi khốn đốn.

Giá TĂCN tăng cao, lãi suất ngân hàng và tỷ giá đồng USD liên tục biến động cộng với dịch bệnh hoành hành đang khiến người chăn nuôi, kể cả các "đại gia" chăn nuôi khốn đốn.

"Đại gia" Tư Kim: Tâm huyết mấy cũng bó tay

Trò chuyện với NNVN, ông Tư Kim, Giám đốc trại heo hơn 10.000 con kiêm GĐ Cty chế biến TĂGS Kim Long chán nản cho biết: "Mặc dù hàng chục năm gắn bó, tâm huyết với con heo, nhưng trong bối cảnh hiện nay, sắp tới tôi sẽ phải đóng cửa trang trại giống vì càng làm giống càng lỗ. Đối với trại heo thịt hơn 10.000 con tôi cũng sẽ giảm đàn xuống còn một nửa rồi tính toán tiếp có tái cơ cấu đàn hay không".

Ông Tư Kim từng gây “sốc” dư luận khi bỏ ra trên 50 tỷ đồng để đầu tư trang trại chăn nuôi heo khép kín ở Bình Dương: xây dựng nhà máy chế biến TĂGS, nhập giống heo ngoại về làm giống và lập trang trại heo thịt ở huyện Bến Cát lên tới hơn 10.000 con. Nhiều năm qua, dù ông Tư Kim kiến nghị cần quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, quản lý chặt tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tiến dần đến việc chăn nuôi quy mô lớn để khống chế dịch bệnh, vậy nhưng mong muốn của ông cũng như những người chăn nuôi quy mô lớn chưa có tia hy vọng nào.

Ông Tư Kim tâm sự, nhiều năm qua Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đối với những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư bài bản. Trong khi đó, dịch bệnh liên tục hoành hành, hết tai xanh thì đến LMLM. Bùng phát dịch bệnh thì lại không có vacxin để chữa trị, còn những vacxin đang có thì không đúng với chủng ngừa. Vừa qua, DN của ông làm đơn xin nhập khoảng 20.000 - 30.000 liều vacxin nhưng chưa được. Không những thế, người chăn nuôi hiện đang đối mặt với giá TĂCN tăng vùn vụt và chưa chủ động được nguyên liệu nên phải NK. DN muốn NK về chăn nuôi thì phải có đô la. Tôi làm đơn gửi ngân hàng để mua có 2.000 USD mà 2 hai tuần trôi qua vẫn không được.

"Đại gia" Lê Văn Mẽ: Tới đâu, hay tới đó

Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Mẽ, GĐ Cty CP Chăn nuôi Phú Sơn (Đồng Nai) cho biết, 6 tháng đầu năm 2010, Cty Phú Sơn làm ăn có lãi bao nhiêu thì bù lỗ gần hết cho 6 tháng cuối năm do dịch bệnh xảy ra kéo giá heo xuống thê thảm. "Theo tôi nhận định, hiện nay ai cầm chừng được đàn heo đã là giỏi lắm rồi, không ai to gan mà dám đầu tư mở rộng đàn heo được. Phú Sơn là Cty có tới 73% cổ phần của Nhà nước nên chúng tôi không thể bán được và việc mở rộng quy mô lại càng không thể. Do vậy, việc đeo bám con heo với chúng tôi được tới đâu thì hay tới đó" - ông Mẽ chán nản.

Nói về kiến nghị để giúp người nuôi heo tồn tại trong bối cảnh khó khăn, ông Mẽ  thủng thẳng: " Trước tình hình lạm phát như vừa qua, muốn kiến nghị sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân còn được trả lời phải chờ 2 năm sau, vậy chúng tôi kiến nghị phỏng có ích gì? Có kiến nghị chắc cũng chẳng cải thiện được, thôi thì đành chấp nhận".

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm