| Hotline: 0983.970.780

“Đại gia” tôm hùm ở Từ Nham

Thứ Ba 29/11/2011 , 10:57 (GMT+7)

Đến khi lập gia đình, anh Nguyễn Thành Nhơn vào nghề nuôi tôm hùm làm kế mưu sinh và trở thành đại gia tôm hùm.

Sinh ra, lớn lên ở vùng biển nên từ nhỏ Nguyễn Thành Nhơn ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu, Phú Yên), đã quen với sông nước vịnh, đầm nơi đây. Đến khi lập gia đình, anh vào nghề nuôi tôm hùm làm kế mưu sinh và trở thành đại gia tôm hùm.

Năm 1996, khi lập gia đình, Nguyễn Thành Nhơn theo bà con trong thôn nhờ nuôi 11 con tôm hùm và đã thu được kết quả rất tốt. Ngay sau đó, anh cùng ba anh em trong nhà hùn vốn làm lồng thả nuôi được 800 con. Hàng ngày, bốn anh em thay phiên nhau dùng lưới rung đánh bắt cá để làm thức ăn cho tôm. Qua 18 tháng nuôi, thu hoạch chia lãi mỗi người được 80 triệu đồng.

Với nguồn vốn đó, anh Nhơn vay mượn thêm bạn bè, đầu tư nuôi được 57 lồng với gần 3.400 con. Tôm phát triển rất tốt, lớn nhanh, niềm vui của hai vợ chồng chưa kịp mừng thì rạng sáng 27/9/2001, cơn bão số 8 ập vào đánh vỡ các lồng nuôi tôm trên vịnh Xuân Đài, vợ chồng anh Nhơn lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. “Sáng hôm ấy ra đầm nhìn thấy các lồng tôm bị sóng đánh rách, tôi chỉ biết kêu trời. Nhưng động lực lớn nhất lúc ấy là mấy đứa con nên mình tự trấn an phải làm lại từ đầu. Từ đó, tôi bắt đầu làm thợ tiện, thợ sửa máy nổ để kiếm sống nuôi con” - anh Nhơn kể lại.

Làm việc trên bờ được 4 năm, kiếm được chút vốn, năm 2005 anh Nhơn trở lại nuôi tôm hùm. Anh tiếp tục mượn bạn bè, người thân, vay vốn từ ngân hàng đầu tư thả nuôi được 17 lồng tôm hùm tại đầm Phú Mỹ, xã Xuân Phương. Năm 2006 xuất bán tôm, anh lãi 200 triệu đồng. Có tiền trả bớt nợ, phần còn lại anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nuôi tôm. Năm 2007, tôm hùm giống giá rẻ, anh nuôi 9.000 con. Khi thu hoạch, tôm hùm được giá, anh lãi ròng 2,2 tỉ đồng.

Lúc này anh không chỉ trả hết nợ mà còn có tiền mua sắm tiện nghi trong gia đình, có điều kiện cho các con ăn học. Anh Nhơn cho biết, thấy nuôi tôm hùm có lãi, nhiều người đổ xô đầu tư nuôi càng làm cho tôm giống ngày càng đắt đỏ, vì vậy năm 2009, anh chỉ nuôi được 5.000 con tôm giống và vừa rồi thu hoạch cũng lãi 1,5 tỉ đồng.

Anh Nhơn truyền đạt kinh nghiệm: “Để con tôm phát triển tốt, mỗi ngày tôi phải lặn xuống đáy lồng để kiểm tra thức ăn. Nếu tôm ăn thiếu thì phải cho ăn thêm còn nếu thừa thì phải vệ sinh đáy lồng sạch sẽ. Đặc biệt, để tôm không bị ô nhiễm nguồn nước vào mùa mưa lũ, tôi thả lồng sâu dưới 8m, bình thường mực nước trung bình là 7m thì mới an toàn cao, bởi con tôm hùm thích nghi được độ mặn nên thả càng sâu càng tốt”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm