| Hotline: 0983.970.780

Đại gia Trung Quốc đổ xô vào nông nghiệp: Nông dân gặp khó

Thứ Sáu 09/10/2015 , 06:45 (GMT+7)

Làn sóng đô thị hóa, sự nhập cuộc của các Cty công nghệ và các phương pháp làm nông nghiệp hiện đại đang gây sức ép mạnh mẽ lên cộng đồng nông dân Trung Quốc./ Mua nông sản kiểu 'công nghệ cao'

Mặc dù Trung Quốc là nước lớn thứ ba thế giới về diện tích, nhưng tỷ lệ đất có thể canh tác là rất thấp, chỉ 7%. Tính trung bình, mỗi nông dân chỉ có 1.900m2 đất trồng trọt. Đa số nông dân có thu nhập, địa vị xã hội thấp kém và sống chật vật, theo tính toán của Tạp chí Thế giới ngày nay (Trung Quốc).

Các phương pháp canh tác lạc hậu đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều phân bón và các hợp chất hóa học, gây hại môi trường, xói mòn đất, lãng phí nguồn nước vốn không lấy gì làm dồi dào ở nhiều vùng trên đất nước Trung Quốc.

Khi nền kinh tế càng phát triển, sự bất tương xứng giữa các phương pháp canh tác nhỏ truyền thống của nông dân và thị trường rộng lớn ở các đô thị ngày càng lộ rõ. 70% người làm nông nghiệp chỉ tốt nghiệp cấp hai. Những năm gần đây, số người học cao hơn chút đều bỏ vào thành phố kiếm sống.

Giá lương thực tăng, nông dân vẫn không được lợi

Theo tờ Los Angeles Times (Mỹ), khi giá lương thực, thực phẩm tăng lên, đặc biệt ở các thành phố của Trung Quốc, theo lẽ thường thì người nông dân phải được lợi.

Nhưng cuối cùng, nông dân Mỹ lại trúng mánh vì bán được thịt lợn, đậu nành, các loại hạt và một số sản phẩm nông nghiệp khác cho người tiêu dùng Trung Quốc, một phần vì giới trung lưu ưa chuộng hàng ngoại do đảm bảo chất lượng, an toàn hơn. Tình trạng này cũng đi kèm với sự tăng giá bất động sản, tạo nên hiện tượng bong bóng và giả cả một số loại nông sản như tỏi, táo hay trà theo đó cũng tăng.

Sự vào cuộc của các Cty đại gia, các trùm tài phiệt càng khiến nông nghiệp ở Trung Quốc phân tách. Các Cty lớn đưa công nghệ cao vào SX, thiết lập kênh mua bán hiện đại, kết nối từ nông trại tới bàn ăn và ngày càng đẩy nông dân xa rời thị trường. Họ không có cửa cạnh tranh và chỉ còn biết trông đợi vào thị phần còn lại mà hàng nhập khẩu, hàng “công nghệ cao” chưa lấp hết, trồng - chặt chụp giật qua ngày.

Khi thấy tỏi, táo hay trà được giá, nông dân nhanh chóng chặt bỏ cải bắp, cà tím, súp lơ… để trồng táo, trồng chè. Và rồi cải bắp, xúp lơ, cà tím cũng tăng giá do khan hiếm, chưa kể thời tiết không thuận lợi càng khiến sự khan hiếm rau quả thêm trầm trọng và ngươi tiêu dùng phải dựa vào nguồn cung từ nước ngoài.

Đã có những chuyện đau lòng xảy ra với nông dân. Ở Sijiazhuang, tỉnh Sơn Đông, nông dân Han Jin nghĩ rằng anh có một kế hoạch chắc ăn để giúp gia đình thoát ra khỏi nợ nần. Anh thuê thêm đất gần trang trại nhỏ của mình để trồng bắp cải khi giá bắp lên rất cao. Nhưng khi đến vụ thu hoạch vào mùa xuân, người cha của hai bé con khốn khổ ấy phát hiện ra rằng hàng ngàn nông dân khác cũng có cùng ý nghĩ như anh.

Những người mua buôn bị ngập trong đống rau thu hoạch cùng lúc. Giá bắp cải giảm thê thảm. Bị bỏ lại với cánh đồng đầy rau nhưng gần như vô giá trị, thêm một khoản nợ lớn hơn cả số tiền có thể kiếm trong một năm, Han vô vọng tự khóa mình trong buồng tắm và treo cổ tự vẫn.

Khi Han bắt đầu trồng bắp cải hồi tháng giêng, giá mua buôn lên cao, tới hơn 1USD/kg. Han hy vọng giá này tiếp tục được duy trì đến tháng 5. Trước đó Han đã tuyệt vọng trả 3.000USD anh vay trong một năm để nuôi cừu. Kế hoạch đó đổ bể khi những con cừu mới sinh chết không rõ nguyên nhân. Han đã tìm đến cái chết nhưng lần đó may mắn vợ anh, Han Lixiao, ngăn lại được. “Anh ấy bắt đầu im lặng”, góa phụ với hai đứa con, 7 và 14 tuổi, nay phải ở nhờ nhà một bà cô, nói. “Chồng tôi đã phải chịu quá nhiều áp lực”.

Sau vụ cải bắp ấy, Han thiệt mạng, còn nhiều dân làng vẫn tiếp tục lỗ khi duy trì nghề nông. Nhiều người giờ đây phải dựa vào nguồn chu cấp của con cái trên thành phố. “Làm nông giờ không có lãi”, Han Cuixiang, một người cùng làng với Han Jin, nói.

Người vợ của Han nói chị đã bỏ nghề nông và đang tìm cách kiếm việc làm trên thành phố. Hai con gái chị có thể phải ở với họ hàng, ý nghĩ đó luôn khiến chị quặn đau. “Tôi phải trả học phí cho các con. Với đồng ruộng, sẽ không thể đủ”.

Canh tác lạc hậu

Hầu hết những gì làm bằng máy ở Mỹ vẫn được làm thủ công ở Trung Quốc. Nông nghiệp truyền thống Trung Quốc thiếu hụt khả năng bảo quản, làm lạnh và tiếp thị. Ở nhiều vùng nông thôn, đường sá và cơ sở hạ tầng khác rất kém. Thiếu phương tiện vận chuyển nên chất lượng sản phẩm giảm sút nhiều khi đến chợ.

13-33-16_2
Người nông dân truyền thống bị bỏ lại sau vì phương pháp canh tác lạc hậu (ảnh: heifer.org)

Một tính toán cho biết một nông dân Trung Quốc mất 58 ngày để SX một tấn gạo, trong khi nông dân Mỹ chỉ chưa tới một ngày rưỡi. Với các phương pháp nhà kính, ứng dụng phần mềm máy tính và thiết bị hiện đại, các Cty công nghệ như Lenovo, NetEase hay Alibaba hoàn toàn bỏ xa nông dân truyền thống cả về tốc độ SX, quy mô canh tác, chất lượng sản phẩm và các kênh phân phối.

Ngoài ra, vấn đề của người nông dân truyền thống còn nằm ở chính sách vĩ mô. Một số chuyên gia cho rằng muốn nghề nông trở thành nghề có lãi lớn, Chính phủ Trung Quốc phải để giá ngũ cốc tăng lên. Hiện giá lúa gạo ở Trung Quốc thuộc hàng thấp nhất thế giới.

Chính phủ duy trì dự trữ lúa gạo ở mức cao và nhiều lúc cấm xuất khẩu nhằm mục đích giữ giá lúa gạo ở mức mọi người dân có thể chi trả được. Gạo chỉ được bán với giá khoảng 350USD/tấn (giá thời điểm 2102-2013), chưa tới một nửa giá của châu Á nói chung.

Vì thế nông dân không trồng ngũ cốc kiếm lợi nhiều hơn nhưng hậu quả là thiếu hụt lúa gạo.

Với xu hướng hiện nay, tích tụ ruộng đất chỉ là ngày một ngày hai. Trung Quốc đang đổi mới xã hội và đổi mới cách làm nông nghiệp. Nhưng rất nhiều nông dân đang bị tụt lại phía sau và tương lai của họ rất mờ mịt.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm