| Hotline: 0983.970.780

Đại hội thường niên lần thứ 81 của Tổ chức Thú y Thế giới

Chủ Nhật 02/06/2013 , 10:27 (GMT+7)

Đại diện Việt Nam - Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đã tham dự Đại hội và bàn việc tổ chức Hội nghị Thú y thủy sản toàn cầu tại Việt Nam vào đầu năm 2015.

Từ ngày 26 đến ngày 31/5/ tại Paris, Pháp đã diễn ra Đại hội thường niên lần thứ 81 của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Tham dự Đại hội có trên 800 đại biểu đại diện cho các nước thành viên OIE và nhiều tổ chức quốc tế (FAO, WHO, WB, WTO, EU…). Tại buổi lễ khai mạc, Công chúa Jordan, Haya - Đại sứ thiện chí của OIE đã có bài phát biểu chào mừng Đại hội. Nhiều Bộ trưởng của các nước thành viên đã tham dự lễ khai mạc Đại hội. Đại diện Việt Nam - Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đã tham dự Đại hội.


Phát biểu chào mừng Đại hội của Đại sứ thiện chí OIE - Công chúa Jordan.

Đại diện Quỹ Bill and Melinda Gates thông báo sự đóng góp quan trọng nhằm hỗ trợ tăng cường ngành thú y trên toàn thế giới.

Trong 6 ngày làm việc, Đại hội đã thông qua một số nội dung sau:

Các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế

Đối xử với động vật

Đại hội đồng các đại biểu OIE đã phê chuẩn, bổ sung một chương mới về gà thịt, bao gồm các tiêu chuẩn phương pháp đối xử động vật đối với hệ thống chăn nuôi gà thịt.

Ông Bernnard Vallat - Tổng Giám đốc OIE công bố việc bổ sung Chương mới này là kết quả của một quá trình làm việc lâu dài và được các nước thành viên OIE làm việc trong nhiều năm để đạt được sự đồng thuận. Điều này cũng thể hiện rằng các chuẩn mực quốc tế của tổ chức OIE dựa trên những tiêu chuẩn khoa học và dân chủ - mỗi nước một phiếu - để đạt được các kết quả quan trọng trên toàn thế giới”.

Bệnh Dịch tả trâu bò

Một Chương mới về bệnh dịch tả trâu bò đã được phê chuẩn, nhằm xác nhận bệnh đã được thanh toán trên toàn thế giới; đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh đang được lưu giữ tại các phòng thí nghiệm.

Đại hội đã phát động Chương trình truyền thông toàn cầu về kiểm soát, tiêu diệt mầm bệnh dịch tả trâu bò. Vương quốc Anh (hiện nay là chủ tịch của Chương trình hợp tác toàn cầu các nước G8) đã ủng hộ chương trình này và đang tích cực đề nghị các nước thành viên OIE tôn trọng sự cam kết này (đã được phê chuẩn vào năm 2011).

Kháng kháng sinh

Tổ chức OIE đang tiếp tục chỉ đạo triển khai nghiên cứu về sự kháng thuốc kháng sinh, điều này rất cần thiết, nhằm bổ sung một Chương quan trọng này trong Bộ luật của OIE về trách nhiệm và sự thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng, trị bệnh cho động vật tại 178 nước thành viên của OIE.

Công nhận an toàn dịch bệnh

Đại hội đồng đã bổ sung bệnh dịch tả loài nhai lại nhỏ (PPR) và bệnh dịch tả lợn cổ điển (CSF) vào danh sách dịch bệnh các nước thành viên có thể đăng ký công nhận an toàn dịch.

Bệnh Bò điên (BSE)

Đại hội đồng đã công nhận Bulgaria, Costa Rica đạt tình trạng “kiểm soát được nguy cơ” bệnh bò điên; Israel, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Slovania và Hoa Kỳ được công nhận “nguy cơ không đáng kể đối với bệnh Bò điên”.

Tình trạng tại các nước đã được công nhận chính thức trước đây không có sự thay đổi.

Bệnh Lở mồm long móng (LMLM)

Các nước Argentina, Bolivia, Peru đã được OIE công nhận thêm một số vùng an toàn dịch bệnh LMLM.

OIE cũng đã phê chuẩn Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM tại Bolivia.

Bệnh Dịch tả ngựa Châu phi (AHS)

Trong năm 2012, OIE đã tổ chức đánh giá hồ sơ công nhận chính thức tình trạng an toàn bệnh AHS của các nước; lần đầu tiên Đại hội đồng các nước đã ghi nhận 59 nước thành viên của OIE an toàn đối với bệnh này.

Bệnh Cúm A/H7N9

Đại hội đồng đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đợt dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc trong tháng 4/2013. Thông tin mới nhất đã được đại diện Trung Quốc và nhóm chuyên gia OIE trình bày tại Đại hội, nhằm chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên toàn thế giới đối với sự lây lan của vi rút cúm trên động vật.

Mạng lưới khoa học

Đại hội đã phê chuẩn thêm 5 Trung tâm hợp tác mới và 6 Phòng thí nghiệm tham chiếu; tính đến thời điểm hiện nay, trên toàn thế giới đã có 284 Trung tâm khoa học thuộc mạng lưới của Tổ chức OIE.

Bên lề Đại hội, Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Bernnard Vallat (Tổng Giám đốc của Tổ chức OIE) về sự hợp tác và hỗ trợ của OIE đối với hoạt động thú y tại Việt Nam trong thời gian tới; đề xuất của OIE về việc tổ chức Hội nghị Thú y thủy sản toàn cầu tại Việt Nam vào đầu năm 2015; đồng thời Cục trưởng Cục Thú y đã trao đổi về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thú y với lãnh đạo Cơ quan thú y Nhật bản, Argentina, Brazil và một số nước khác.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm