| Hotline: 0983.970.780

Dài lưng trả nợ vì cưới to

Thứ Năm 11/11/2010 , 10:57 (GMT+7)

Đầu mùa cưới năm nay, tôi được mời về quê dự đám cưới của đứa em con nhà ông chú. Kinh tế nhà chú thím nghèo lắm, thậm chí ăn còn thiếu đói triền miên, vậy mà không hiểu sao cỗ bàn tổ chức to tát linh đình quá (?!). Mặc dù là phía đằng gái, nhưng cả họ được ăn cỗ tới 3 ngày, suốt từ hôm dựng rạp chơi cho đến hôm dỡ rạp.

Đợi chiều hôm đưa dâu xong, tối họp gia đình tôi mới hỏi chú thím lấy tiền đâu ra mà làm đám cưới to vậy? Hay thách cưới? Thím tôi với giọng buồn buồn kể: “Nhà có tiền bạc gì đâu, cháu thừa biết còn gì. Mà cũng có thách gì đâu cho mang tiếng. Tất cả tiền tổ chức cưới hỏi là đi vay. Chưa biết chính xác là bao nhiêu nhưng cũng đoán chừng gần 40 triệu gì đó. Trong số ấy có 20 triệu là vay lãi với mức lãi suất 3,5%/tháng...”. "Sao chú thím liều thế? Dám đi vay lãi để cưới! Không có thì chú thím tổ chức theo kiểu tiệc hoa, tiệc bánh cũng có sao đâu? Nhiều nơi người ta cũng thường làm vậy mà vẫn vui, vẫn lịch sự"- Thấy tôi sửng sốt, chú tôi vội phân bua: “Không được đâu cháu ạ. Mày thừa biết, tục lệ ở cái làng này, thậm chí ở cả vùng này là như vậy mà. Không hề đơn giản như cách nghĩ của cháu đâu. Lâu nay, hễ nhà ai có cưới là đều phải cỗ. Tục trả nợ miệng mà cháu! Với lại, nếu mình không làm cỗ thì thiên hạ ai người ta đến để mà “trả nợ”, bởi qua nhiều năm chú thím đi mừng người ta, ăn của người ta nhiều rồi...”.

Quả thực là quá buồn, quá đau đầu vì cái hủ tục “trả nợ miệng” ở quê tôi! Tôi cứ nghĩ chỉ có ngày trước là vậy, ai ngờ đến tận bây giờ nó vẫn còn thế. Qua tìm hiểu từ bà con họ mạc, làng nước, tôi được biết đúng là hầu như tất tật nhà ai có cưới cũng phải làm cỗ, mà phải làm cỗ to. Ở quê, cái chuyện nhà này làm cỗ... bé, úi xùi, ít món cũng bị làng nước đem ra bàn tán... cười chê rồi, huống chi là không làm cỗ…

Nghe kể rằng, nhà bà cô họ xa, phía đằng ngoại của tôi, tháng trước cưới cho ông anh mất đứt 50 triệu đồng, trong khi tiền “đòi nợ” từ những cái phong bao chỉ được chưa đầy 20 triệu. Với số tiền nợ lãi khoảng 30 triệu đồng kia, chẳng hiểu đến bao giờ bà cô tôi mới lo trả hết? Được biết kinh tế gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán thì chắc chắn rằng việc trả nợ sẽ đeo đẳng và quá nan giải...

Ai cũng biết rằng, hậu quả của trào lưu tổ chức lễ cưới với cỗ bàn linh đình thì tốn kém là điều tất yếu. Thế nhưng, ở nông thôn hầu như nhà nào cũng phải đi vay nên chuyện trả nợ sau cưới đã trở thành… phong trào ở làng quê. Ngoài chuyện bố mẹ phải lo trả nợ, thì đại đa số các đôi vợ chồng trẻ cũng không tránh được việc bị bố mẹ chia nợ để gánh vác một phần. Ngay như con gái của chú thím tôi, sau khi về nhà chồng chưa nổi một tuần đã... được bà mẹ chồng “thông báo” là phải gánh chịu khoản nợ 25 triệu đồng từ lễ cưới của họ. Dẫu không vui và không hề muốn một chút nào nhưng họ đành phải chấp nhận vì dù gì đi chăng nữa thì đó cũng là lễ cưới của họ mà nên nợ nần.

Thực ra, chuyện tang ma, cưới xin đã được Đảng, Nhà nước định hướng bằng quy ước từ lâu và đã có một thời gian nó được hưởng ứng ở nhiều địa phương, song không hiểu sao người dân lại không chịu nhận ra cái lợi của việc tổ chức ma chay, cưới xin theo… quy ước ấy? Mong người dân, nhất là người nông dân ở các vùng quê hãy từ bỏ hủ tục, cách nhìn nhận và những suy nghĩ cũ để từ bỏ việc tổ chức cưới to. Hình thức cưới tiết kiệm, giản đơn nhưng không kém phần trang trọng, vui tươi đã và đang là xu hướng ở các thành phố, thị xã. Hy vọng sẽ được hưởng ứng và nhân rộng trên khắp mọi miền đất nước... 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm