| Hotline: 0983.970.780

Đại tướng trong lòng người dân Hà Tĩnh

Thứ Năm 10/10/2013 , 11:53 (GMT+7)

Như cánh chim đại bàng bay về nơi vô tận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng tên tuổi, nhân cách, sự nghiệp của ông vẫn sống mãi với non sông đất nước và nhân dân Việt Nam.

“Khi nghe tin Đại tướng mất, một cảm giác trong tôi vô cùng mất mát, đau thương. Quân đội nhân dân Việt Nam mất đi một người anh cả tài đức vẹn toàn, nhân dân mất một người cán bộ tận trung với nước-tận hiếu với dân…”.


Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lập trang trọng trên tầng 2 trụ sở Hội cựu chiến binh Hà Tĩnh (đường Phan Đình Phùng,TP Hà Tĩnh)


Những nén hương thành kính dâng lên Người

Đó là lời tâm sự của nguyên Đại tá Nguyễn Văn Thích nguyên lái xe tại Cục liên lạc đối ngoại Bộ Quốc Phòng, là người đã có một thời gian dài lái xe cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống cùng gia đình tại số nhà 14, ngõ 21, đường Nguyễn Công Trứ, Phường Bắc Hà. 

Ở tuổi 86 tuy không còn minh mẫn để kể chi tiết về những câu chuyện ngày xưa nhưng khi nhắc đến tên Đại tướng ông vẫn nhớ như in: Đại tướng vô cùng liêm khiết, giản dị, thanh bạch, không bao giờ lợi dụng chức quyền để đòi hưởng thụ cho cá nhân và gia đình. Gia đình Đại tướng là gia đình trí thức, đầm ấm. Đại tướng là người tài đức vẹn toàn, người không chỉ quyết đoán mà rất tôn trọng ý kiến tập thể, ý thức chờ đợi để tạo nên sự nhất trí. Được gặp gỡ, tiếp xúc và lái xe cho Đại tướng là niềm tự hào, hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm lính của tôi.

Anh Nguyễn Văn An (Con trai út của Cụ Nguyễn Văn Thích) xúc động kể lại: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời anh là vinh dự hai lần cùng Bố ra thăm gia đình Đại tướng ở nhà riêng căn nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Là người sống giản dị, tình cảm và rất dân dã đến bây giờ khi nghe tin Bác mất lòng tôi quặn đau, những kỷ niệm ngày xưa ùa về như vẫn thấy hình ảnh Bác đâu đây.

Bức hình tôi vinh dự được chụp cùng Đại tướng, Bác Nguyễn Huyên cùng bố khi ra Hà Nội gặp và dự kỉ niệm 90 năm ngày sinh của Đại tướng được bố và tôi lưu giữ như một báu vật. Mấy ngày nay khi nghe tin Đại tướng mất bố tôi cũng thơ thẩn đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng tôi thấy ông lặng lẽ khóc…


Bức ảnh nguyên Đại tá Nguyễn Văn Thích chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2001 (Từ phải sang: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Văn Thích, anh Nguyễn Văn An, Đại tá Nguyễn Huyên, nguyên trợ lí của Đại tướng)

Khi vinh dự được dự lễ dâng hương tại văn phòng Hội cựu chiến binh thành phố Hà Tĩnh tôi mới cảm nhận được hết những tình cảm của những người cựu chiến binh dành cho Đại tướng. Buổi lễ được diễn ra rất trang nghiêm, tất cả những mái tóc hoa râm xếp hàng ngay ngắn, lặng lẽ tiến vào bàn thờ, ai cũng thành kính tưởng nhớ đến Người.


Những bức ảnh chụp chung với Đại tướng đươc Đại tá Nguyễn Văn Thích giữ như báu vật

“Nghe tin Đại tướng mất, anh em Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh đã lập bàn thờ, tổ chức nghi lễ và thắp hương để tỏ lòng tôn kính đối với Đại tướng, vị tướng của nhân dân. Bàn thờ sẽ được duy trì cho đến ngày tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cõi vĩnh hằng” - Đại tá Hoàng Trọng Thâm, P.Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh nói. Cũng trong thời gian này, các Hội cựu chiến binh Huyện, thị trấn, lực lượng công an, Ban chỉ huy quân sự Tỉnh cũng đã lập bàn thờ Đại tướng ở nơi làm việc một cách trang trọng nhất.

Mỗi người đều có những cảm xúc, những tâm sự khi nghe tin Đại tướng mất. Cô giáo Nguyễn Thị Phương - Trường THCS Tân Vịnh - Lộc Hà chia sẻ: Mấy ngày nay nghe tin Đại tướng mất tôi luôn theo dõi thông tin trên mạng, ti vi, báo đài để kể cho các em học sinh nghe về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng. Những ánh mắt chăm chú lắng nghe của các em học sinh làm cô trò quên cả giờ nghỉ.

Em Phan Thị Huyền Trang - Lớp 11 trường chuyên Hà Tĩnh xúc động nói: Ngày đầu tuần này thật đặc biệt, cả trường như lặng im nghe thầy hiệu trưởng đọc tiểu sử và thông báo cho học sinh tin buồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mất. Trong những giờ văn cô giáo vẫn kể cho chúng em nghe về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Đại tướng, cảm động và biết ơn vị tướng của nhân dân.

“Gắn bó với sự nghiệp 22 năm rồi, đây có lẽ là tin buồn nhất với chúng tôi những ngày này khi nghe tin Đại tướng – Người “anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam mất. Tiếc thương và nhớ mãi hình ảnh Người” - Thiếu tá Nguyễn Khánh Long, Ban chỉ Huy quân sự Tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ.


Thiếu tá Nguyễn Khánh Long xúc động chia sẽ với phóng viên tâm trạng của anh khi nghe tin Đại tướng mất

Đối với Binh nhất Trần Đức My Lô – Trung đội cảnh vệ, Ban tác huấn, Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh tâm sự: Dù mới vào Quân đội hơn 1 năm nhưng đối với tôi Đại tướng vẫn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Nguyện phấn đấu rèn luyện, học tập thật tốt để xứng đáng với những đóng góp của Người.

Như cánh chim đại bàng bay về nơi vô tận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng tên tuổi, nhân cách, sự nghiệp của ông vẫn sống mãi với non sông đất nước và nhân dân Việt Nam. Từ mảnh đất Hà Tĩnh tất cả vẫn nhớ về Người với tấm lòng thành kính, xin kính cẩn nghiêng mình trước một nhân cách vĩ đại, nhân ái – người Đại tướng của Nhân dân.

Dẫu biết sinh - tử là lẽ thường

Nhưng lòng vẫn nặng nỗi đau thương

Đôi bờ mi ướt, nhòa dòng lệ

In bóng hình Ông - vị tướng tài.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm