| Hotline: 0983.970.780

Đắk Hà: Diệt bọ cánh cứng phá hoại cà phê

Thứ Tư 19/09/2018 , 10:11 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Bể, Giám đốc Cty TNHH MTV cà phê 704 (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết: Từ cuối tháng 4/ 2018, nhiều diện tích cà phê trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản của Cty đã bị bọ cánh cứng (hay còn gọi là bọ hũ)  ăn trụi lá cà phê.

Tính đến nay, đã có trên 60 ha cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại, trong đó cà phê trồng mới năm 2016 là 35 ha và 25 ha trồng vào năm 2017. Diện tích cà phê bị mất trắng là 7,5 ha, diện tích còn lại bị thiệt hại trên 60%.

Cty Cà phê 704 phun thuốc diệt bọ cánh cứng phá hoại cà phê.

Theo ông Bể, bọ cánh cứng ban ngày ẩn náu dưới gốc cây và đến tối (từ19 – 21h) chúng từ dưới đất chui lên cắn phá, mật độ mỗi gốc cây có khoảng từ 20 -50 con.

Do loại này là đối tượng di chuyển và phá hoại về ban đêm cho nên Cty đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, đồng loạt trên nhiều diện tích. Trong có có biện pháp thủ công bắt tay, dùng đèn chiếu sáng ... Biện pháp hóa học cứ một tuần phun thuốc một lần và tưới thuốc BVTV xuống gốc cây và ngoài ra Cty còn tiến hành phun thuốc vào buổi tối trên cây cà phê với mật độ 4 ngày một lần. Hiện tại, khoảng một tháng đầu phun thuốc bọ cánh cứng chết rất nhiều, tuy nhiên không hiểu sao vòng đời loại bọ bọ cánh cứng sống thế nào mà chỉ mấy ngày sau lại xuất hiện trở lại rất nhiều.

Để ngăn chặn bọ cánh cứng lan ra diện rộng, ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật đến kiểm tra thực tế và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng, hiện tại đã diệt được 80% bọ cánh cứng trên tổng diện tích cà phê của Cty.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Giám sát, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm giống

Các cơ sở sản xuất tôm giống Bình Thuận không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật để giữ vững uy tín, thương hiệu tôm giống.  

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm