| Hotline: 0983.970.780

Đắk Lắk: Rệp sáp gây hại cà phê trên diện rộng

Chủ Nhật 28/02/2010 , 11:40 (GMT+7)

Từ đầu tháng 2 đến nay, Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng...

Ảnh minh họa

Từ đầu tháng 2 đến nay, Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng ở hầu hết các địa bàn trọng điểm cây càphê.

Tại các huyện Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’Gar rệp sáp đã xuất hiện, gây hại từ 10% diện tích cà phê trở lên.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cùng các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk đã khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân các dân tộc sản xuất kinh doanh cây cà phê vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục chung quanh gốc cây cà phê, cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm bớt nơi sinh sống của rệp.

Trong quá trình tưới chống hạn cho cây cà phê, dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi bớt rệp sáp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây, giảm mật độ rệp sáp.

Các ngành chức năng cũng khuyến cáo bà con nông dân các dân tộc trồng cà phê sử dụng các loại thuốc đặc trị như Oncol 20 EC, Cori 23 EC, Elsan 50 EC, Applaud 10 Wp... phun kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp diệt rệp, phun thuốc hai lần cách nhau 7 đến 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp sáp mẹ.

Rệp sáp gây hại quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất trong mùa khô hanh. Rệp sáp thường sống tập trung, gây hại ở nhiều bộ phận của cây cà phê như: kẽ lá, chồi non, cuống của chùm hoa, chùm quả, gốc cây... để hút nhựa, nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ làm cây kém phát triển, rụng lá, giảm năng suất, sản lượng, thậm chí chết cây.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất