| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo nông sản Long An đạt ATTP và đáp ứng truy xuất nguồn gốc

Thứ Ba 13/11/2018 , 09:06 (GMT+7)

Ngày 9/11 lãnh đạo tỉnh Long An có cuộc đối thoại cùng nhân dân về chương trình phát triển NNƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, sau ba năm thực hiện chương trình NNƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã có trên 5.400 ha lúa ƯDCNC; 1.300 ha cây rau ƯDCNC, 900 ha thanh long được nhà vườn ƯDCNC kết hợp với quy trình sản xuất Việt GAP, 160 con bò cái sinh sản và gần 2.200 liều tinh bò thịt chất lượng cao để người dân nhân giống đàn bò… Tuy nhiên, quá trình sản xuất vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

16-47-47_bithu_tinh_long_n
Bí Thư Phạm Văn Rạnh trong cuộc đối thoại nhân dân về chương trình Phát triển NNUDCNC gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nỗi lo của các hộ trồng rau ATTP trong vùng NNUDCNC vẫn là nhu cầu cách tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để mua máy cơ giới phục vụ sản xuất, hệ thống thủy yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện, đường giao thông, đầu ra ổn định cho sản phẩm như mọi khi. Tuy nhiên, kỳ đối thoại này, nỗi lo bà con trồng rau Long An còn cụ thể, như một số HTX, THT trong chuỗi liên kết sản xuất ATTP bị một số cơ sở bếp ăn tập thể, siêu thị tại TP.HCM không chấp nhận. Hay quy định mới về việc sản phẩm nông nghiệp phải được sơ chế mới được nhập vào thị trường của Sở Công thương TP.HCM.

Cùng với việc báo cáo Bí thư Tỉnh ủy về thủ tục và thời gian triển khai các công trình hạ tầng như đường điện cung cấp khu NNCNC, ông Lê Văn Hoàng, GĐ Sở NN-PTNT Long An khẳng định, bất cứ HTX, THT nằm trong chuỗi SX nào bị bếp ăn tập thể, siêu thị tại TP.HCM không chấp nhận giấy chứng nhận ATTP thì báo ngay về Chi cục trồng trọt, BVTV và quản lý chất lượng nông sản, đơn vị này sẽ cùng Sở NN-PTNT làm việc lại với Ban ATTP TP.HCM và Sở Công thương TP.HCM. Tuy nhiên, ông Hoàng cũng nói thêm, các HTX cũng cần năng động hơn trong việc thuyết phục thị trường.

16-47-47_gd_so_nn_le_v_hong
Giám đốc Sở NN-PTNT Lê Văn Hoàng trả lời thắc mắc của nông dân

Nói về quy định kể từ sau 31/12/2018 sản phẩm nông sản phải sơ chế, đóng gói bao bì mới được thị trường TP.HCM tiếp nhận, ông Lê Văn Hoàng khẳng định, đây là quy định đã được thông báo từ trước và, tất cả các HTX, THT, doanh nghiệp và hộ nông dân đạt tiêu chuẩn VietGAP cần liên hệ đối tác cho biết mẫu mã yêu cầu sơ chế, từ đó báo về Sở NN-PTNT để tỉnh có kế hoạch hỗ trợ, nhằm đảm bảo yêu cầu hàng hóa nông sản ATTP và có truy xuất được nguồn gốc.

16-47-47_nong_dn_thc_mc
Nông dân nêu thắc mắc

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm